Chế độ ăn giảm mặn để phòng bệnh

P.V

22/10/2019 07:14 GMT+7

VTV.vn - Muối là một loại gia vị không thể thiếu. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều muối sẽ gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến sức khỏe.

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, ăn mặn đang là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tăng huyết áp ở Việt Nam tăng nhanh. Thông thường mỗi người Việt đang ăn muối gần gấp đôi so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) là dưới 5 gram/người/ngày.

Việc sử dụng quá nhiều muối là nguy cơ gây ra các bệnh không lây nhiễm, có hại đối với sức khỏe như: bệnh suy tim, đột quỵ, thận nhiễm mỡ, ung thư dạ dày, hen suyễn, loãng xương. Có đến trên 70% trường hợp tử vong hằng năm ở Việt Nam là do bệnh không lây nhiễm, 33% là do bệnh tim mạch.

Do đó, mỗi người nên phòng tránh bệnh từ sớm bằng việc giảm ăn mặn, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và luyện tập sẽ giảm được nhiều gánh nặng bệnh tật trong tương lai. Nên thay đổi thói quen ăn mặn ngay từ bây giờ, cụ thể:

- Ưu tiên chọn thực phẩm tươi thay cho các thực phẩm mặn chế biến sẵn như: thịt, cá hộp, xúc xích, giò chả, dưa muối, cà muối…

- Nên chế biến các món ăn bằng cách luộc thay thế cho các món ăn cần nhiều gia vị mặn khi chế biến như: xào, rim, kho.

- Giảm lượng muối trong chế biến món ăn, nước chấm nên pha loãng, không trực tiếp chấm thức ăn với muối.

Muối là gia vị cần thiết đối với sức khỏe nhưng nếu sử dụng quá nhiều thì sẽ gây ra những tác hại đối với sức khỏe. Hãy thực hiện việc giảm ăn muối và các gia vị có nhiều muối trong khi ăn sẽ giúp chúng ta có chế độ ăn lành mạnh ít muối đề phòng chống bệnh tật, giữ gìn sức khỏe cho bản thân và gia đình.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Tin liên quan

Ăn giảm muối, giảm đường để phòng bệnh không lây nhiễm

Ăn giảm muối, giảm đường để phòng bệnh không lây nhiễm

VTV.vn- Theo Tổ chức Y tế thế giới, người Việt Nam đang sử dụng lượng đường và muối nhiều gấp đôi lượng được khuyến cáo, là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh không lây nhiễm nguy hểm.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục.
Xin hãy đợi 60 giây nữa.