Cần xem xét, nghiên cứu kỹ lưỡng việc mở rộng phạm vi hoạt động của hòa giải viên

Ban Thời sự

10/01/2020 19:45 GMT+7

VTV.vn - Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 41, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về các vấn đề còn được tranh luận của dự án Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án.

Hôm nay (10/1), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về các vấn đề còn được tranh luận của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp và dự án Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng do việc bổ sung chức năng giám định Tư pháp cho phòng kỹ thuật hình sự thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, đề nghị Chính phủ và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có đánh giá tác động, báo cáo giải trình đầy đủ và Chính phủ có ý kiến chính thức.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với quy định thời hạn giám định tư pháp tối đa là 3 tháng và 4 tháng trong trường hợp vụ việc giám định có tính chất phức tạp, khó khăn. Thời hạn giám định có thể được gia hạn theo quyết định của cơ quan trưng cầu giám định nhưng không quá 1/2 thời hạn giám định tối đa đối với loại việc.

Đối với Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng cần xem xét, nghiên cứu kỹ lưỡng việc mở rộng phạm vi hoạt động của hòa giải viên vì chưa có thực tiễn và đánh giá tác động cụ thể. Đa số các ý kiến tán thành việc Nhà nước không thu chi phí hòa giải, đối thoại tại tòa án, tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị cân nhắc để quy định Nhà nước thu một khoản chi phí nhất định đối với một số trường hợp nhằm chia sẻ một phần để giảm chi cho ngân sách nhà nước.

Vào chiều nay, với 100% đại biểu có mặt biểu quyết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã huyện tại 18 tỉnh, thành phố, trừ 4 huyện của tỉnh Cao Bằng. Với 4 huyện còn lại, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị tiếp tục nghiên cứu, báo cáo đầy đủ, trình lại tại phiên họp 42.

Phiên họp 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bế mạc vào chiều nay.

Quốc hội thảo luận Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án Quốc hội thảo luận Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án

VTV.vn - Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án đã hướng đến xây dựng cơ chế pháp lý mới hiệu quả về hòa giải, đối thoại tại Tòa án để cơ quan, tổ chức, cá nhân lựa chọn.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Tin liên quan

Tăng hòa giải, đối thoại để giảm tranh chấp khiếu kiện

Tăng hòa giải, đối thoại để giảm tranh chấp khiếu kiện

VTV.vn - Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân tích, hòa giải, đối thoại giúp giải quyết hiệu quả các tranh chấp mà không phải mở phiên tòa xét xử.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục.
Xin hãy đợi 60 giây nữa.