Tăng hòa giải, đối thoại để giảm tranh chấp khiếu kiện

Ban Thời sự

14/09/2019 15:09 GMT+7

VTV.vn - Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân tích, hòa giải, đối thoại giúp giải quyết hiệu quả các tranh chấp mà không phải mở phiên tòa xét xử.

Sáng 14/9, cho ý kiến vào dự thảo Luật Hòa giải, Đối thoại tại tòa án, nhiều thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất cần thiết ban hành luật này để giảm áp lực trong hoạt động xét xử của tòa trước bối cảnh các tranh chấp khiếu kiện có xu hướng phức tạp và ngày càng gia tăng.

Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân tích, hòa giải, đối thoại giúp giải quyết hiệu quả các tranh chấp mà không phải mở phiên tòa xét xử; tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức của các bên liên quan và Nhà nước; đồng thời hạn chế tranh chấp, khiếu kiện kéo dài, gây bức xúc trong dư luận, đặc biệt làm giảm áp lực xét xử của tòa án.

Nhất trí cao với tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết của luật này, tuy nhiên các thành viên của Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị dự luật cần phải làm rõ hơn về quy định tiêu chuẩn của hòa giải viên, đối thoại viên. Việc thu phí, hay lệ phí cũng cần cân nhắc trong thời điểm hiện nay khi đang muốn khuyến khích người dân tham gia nhiều vào việc hòa giải hạn chế tranh chấp khiếu kiện.

Hiệu quả từ mô hình hòa giải, đối thoại tại tòa Hiệu quả từ mô hình hòa giải, đối thoại tại tòa Tiến tới xây dựng Luật Hòa giải Tiến tới xây dựng Luật Hòa giải Hội thảo quốc tế về Luật Hòa giải, Đối thoại Hội thảo quốc tế về Luật Hòa giải, Đối thoại

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Tin liên quan

Hiệu quả từ mô hình thí điểm hòa giải

Hiệu quả từ mô hình thí điểm hòa giải

VTV.vn - Sau thành công tại Hải Phòng, mô hình hòa giải, đối thoại trong giải quyết tranh chấp dân sự và khiếu kiện hành chính đã được mở rộng thí điểm tại 16 tỉnh, thành phố khác.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục.
Xin hãy đợi 60 giây nữa.