Sự hồi sinh kì diệu của nữ bệnh nhân đã được gia đình "chuẩn bị hậu sự"

Lê Thạch

19/09/2018 14:58 GMT+7

VTV.vn - Bệnh nhân M.T.H. (33 tuổi, trú tại Hàm Yên, Tuyên Quang) vào viện trong tình trạng suy kiệt nặng, da bọc xương, đau bụng nhiều, nôn nhiều, không thể ăn uống được.

Ngay sau khi tiếp nhận, các bác sĩ Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) đã chuyển bệnh nhân lên phòng điều trị đặc biệt với chẩn đoán: suy kiệt cơ thể nặng sau phẫu thuật cắt gan trái áp xe do sỏi đường mật.

Vùng chẩm của bệnh nhân loét sâu, các chân dẫn lưu Kerh đỏ tấy, dẫn lưu bên trái đã rút có chảy dịch mủ. Kết quả chụp CT đa dãy ổ bụng cho thấy: hình ảnh nhiều dịch mủ trong khoang bụng. Các ổ áp xe nhỏ trong bó cơ thắt lưng chậu trái, sỏi đường mật gan phải.

Sự hồi sinh kì diệu của nữ bệnh nhân đã được gia đình chuẩn bị hậu sự - Ảnh 1.

Bệnh nhân được chăm sóc khi cân nặng chỉ còn 30kg.

Theo người nhà bệnh nhân, 3 tuần trước khi vào viện bệnh nhân có phẫu thuật cắt gan trái và lấy sỏi đường mật tại một bệnh viện tuyến trung ương. Sau đó được ra viện chuyển về bệnh viện địa phương điều trị. Nhưng sau 7 ngày điều trị, bệnh nhân ngày càng gầy yếu, không ăn uống được gì, đau bụng nhiều gia đình gần như hết hy vọng và xin cho bệnh nhân về nhà. Khi về nhà, được hàng xóm và bạn bè thăm hỏi động viên, tư vấn. Gia đình quyết định đưa bệnh nhân đến Bệnh viện đa khoa Hùng Vương cấp cứu với hy vọng "còn nước, còn tát".

Hiện tại, sau 12 ngày điều trị tích cực bằng phác đồ dùng kháng sinh mạnh phối hợp dinh dưỡng đường tĩnh mạch, dẫn lưu ổ mủ trong khoang bụng, bệnh nhân đã có thể đi lại ngắn, ăn uống tốt, sức khỏe đang dần hồi phục.

Theo các bác sĩ, với những bệnh nhân sau phẫu thuật đặc biệt phẫu thuật gan, mật, đường tiêu hóa cần có chế độ dinh dưỡng đặc biệt, gia đình và bệnh nhân cần tuân theo những hướng dẫn cụ thể của bác sĩ điều trị. Bệnh nhân cần được theo dõi sát quá trình hồi phục sau mổ để có những phương án điều trị kịp thời.

Trong giai đoạn hồi phục vết mổ cần cung cấp đủ năng lượng và protein để tăng nhanh thể trọng và hồi phục sức khỏe. Có thể chia 5-6 bữa/ngày. Dùng nhiều sữa, trứng, thịt, cá, đậu đỗ, sữa chua, trái cây (cam, bưởi, rau xanh, cà rốt, đu đủ, bí đỏ, khoai lang…) để tránh táo bón, giúp nhanh lành vết mổ, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Tin liên quan

Những loại thực phẩm chống suy kiệt cơ thể cho bệnh nhân ung thư

Những loại thực phẩm chống suy kiệt cơ thể cho bệnh nhân ung thư

VTV.vn - Ung thư là một trong những bệnh gây tử vong hàng đầu, đa số là do suy kiệt cơ thể. Vì thế, bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý chế độ ăn uống.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục.
Xin hãy đợi 60 giây nữa.