Tại buổi tọa đàm "Sức khỏe doanh nhân thời biến động", diễn ra hôm 28/6 tại TP Hồ Chí Minh, Tiến sĩ - Bác sĩ Lê Văn Nhân đến từ Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch chia sẻ giới doanh nhân, lao động trí óc thường xuyên chịu áp lực tinh thần lớn, đối mặt nhiều bệnh lý phổ biến.
Từ các khảo sát của ông và học trò, Bác sĩ Nhân cho biết bốn nhóm bệnh lý giới doanh nhân thường gặp phổ biến là bệnh lý thần kinh, biểu hiện là các triệu chứng về rối loạn lo âu, mất ngủ, trầm cảm; bệnh lý về tim mạch với các triệu chứng về cao huyết áp, rối loạn nhịp tim, xơ vữa mạch vành,…. Bệnh lý thứ ba là bệnh dạ dày với các biểu hiện về rối loại tiêu hóa, trào ngược, hội chứng ruột kích thích. Ngoài ba nhóm bệnh lý trên, các hội chứng mất ngủ, suy nhược, stress cũng thường xảy ra với nhóm lao động trí óc, chịu áp lực cao.
Bác sĩ Lê Văn Nhân chia sẻ tại buổi tọa đàm.
Theo Bác sĩ Nhân, một trong những điều đáng cảnh báo là hầu hết các dấu hiệu bệnh lý xảy ra ở nhóm người làm việc trong môi trường áp lực cao đều giống "bệnh giả đò", tức là các triệu chứng đến rồi đi rất nhanh. Ví dụ các bệnh lý về dạ dày, người có biểu hiện thường cảm nhận các dấu hiệu như đầy hơi, khó tiêu, trướng và nhanh chóng qua đi nhưng không được quan tâm chú ý đúng mực. Ông chia sẻ có trường hợp thăm khám bệnh nhân cho biết "có cảm giác bệnh mà như không bệnh", những căn "bệnh giả đò" này là do chịu áp lực cao, căng thẳng kéo dài, hoặc do lối sống. "Đôi khi họ quá bận rộn, ăn uống không đúng giờ giấc, ăn nhanh cho xong và không tập trung lắng nghe các dấu hiệu của cơ thể", ông nói.
Nhiều nghiên cứu sức khỏe trong giới doanh nhân trên thế giới cũng chỉ ra nhóm này đối mặt nguy cơ stress và trầm cảm cao hơn mặt bằng chung. Báo cáo từ King's College London (2021) cho biết, trong giai đoạn COVID-19, 61% doanh nhân cảm thấy công việc bị đe dọa nghiêm trọng, 44% ngủ không đủ giấc, và hơn 50% không có thời gian phục hồi tinh thần. Ngoài ra, một nghiên cứu tại Pakistan cũng chỉ ra doanh nhân xã hội dễ gặp lo âu và trầm cảm do khủng hoảng tài chính và chuỗi cung ứng.
Tham dự tọa đàm, nhiều người làm kinh doanh, chủ các doanh nghiệp vừa và nhỏ chia sẻ các áp lực lên sức khỏe thể chất và tinh thần của mình. Do tính chất công việc, nhiều người thường chọn "lối sống nhanh" như ăn vội, sử dụng thực phẩm bổ sung hoặc uống cafe để duy trì sự tỉnh táo xử lý công việc. Tuy nhiên, họ đối mặt thêm vấn đề khi các giải pháp "đối phó" sẽ che giấu các triệu chứng đáng cảnh báo trong cơ thể.
Một số doanh nhân chia sẻ cafe là thức uống không thể thiếu mỗi ngày tuy nhiên để tránh các hiệu ứng phụ như mất ngủ kéo dài, họ tìm đến sản phẩm cafe mới với sự kết hợp của cafe nguyên chất và các thoại thảo mộc như quế, chuối laba, nấm Lim xanh, lựu đỏ, tim sen nhằm cân bằng hàm lượng cafein, tăng cường miễn dịch, giúp cơ thể giữ được sự tỉnh táo như không bị cafein ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Bác sĩ Nhân cũng cho biết, cafein từ lâu cũng được xem là một loại dược liệu khi thành phần được sử dụng để bào chế các loại thuốc cảm cúm, thuốc giảm cân và điều trị một số bệnh cho trẻ sơ sinh. Ông cho rằng cafe là thức uống giá trị và hữu ích cho cơ thể nếu biết sử dụng đúng với nhu cầu cơ thể bên cạnh các giải pháp chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần như điều độ công việc, lối sống, giấc ngủ.
Quang cảnh buổi tọa đàm
Tọa đàm “Sức khỏe doanh nhân thời biến động” do Tập đoàn Galactic Holdings tổ chức với mong muốn lan tỏa nhận thức cộng đồng về sức khỏe nhóm lãnh đạo doanh nghiệp trong nhiều biến động kinh tế và đời sống, truyền tải thông điệp đất nước khỏe mạnh bắt đầu từ những người lãnh đạo khỏe mạnh.
Nhiều báo cáo chỉ ra doanh nhân cũng là nhóm có sự quan tâm và khả năng chăm sóc sức khỏe cao hơn mặt bằng chung nhưng vẫn thiếu chiến lược hỗ trợ chuyên biệt về sức khỏe tâm lý, đặc biệt trong bối cảnh thường xuyên đối mặt khủng hoảng. Các chuyên gia khuyến nghị họ cần xây dựng mô hình hỗ trợ sức khỏe toàn diện, kết hợp kỹ năng quản lý stress, hỗ trợ xã hội và hoạt động thể chất thường xuyên để duy trình sức khỏe thể chất, tinh thần.
Bình luận (0)