Phần lớn dân số thế giới sẽ phải hít thở không khí ô nhiễm

Thùy An (Theo Time)

17/03/2025 21:49 GMT+7

VTV.vn - Theo báo cáo mới được công bố, chỉ có 17% thành phố trên toàn cầu đáp ứng được các chỉ số an toàn về chất lượng không khí.

Cơ sở dữ liệu giám sát chất lượng không khí IQAir có trụ sở tại Thụy Sĩ đã phân tích dữ liệu từ 40.000 trạm giám sát chất lượng không khí tại 138 quốc gia và phát hiện ra rằng Chad, Congo, Bangladesh, Pakistan và Ấn Độ có không khí ôn nhiễm nhất. Ấn Độ có 6 trong 9 thành phố ô nhiễm hàng đầu, trong đó thị trấn công nghiệp Byrnihat ở đông bắc Ấn Độ là tệ nhất.

Các chuyên gia cho biết lượng ô nhiễm không khí thực tế có thể lớn hơn nhiều vì nhiều nơi trên thế giới thiếu sự giám sát cần thiết để có dữ liệu chính xác hơn. Ví dụ, ở Châu Phi, chỉ có 1 trạm giám sát cho mỗi 3,7 triệu người.

Báo cáo cho biết, nhiều thiết bị giám sát chất lượng không khí đang được thiết lập để giải quyết vấn đề này. Năm nay, các tác giả báo cáo đã có thể kết hợp dữ liệu từ 8.954 địa điểm mới và khoảng một nghìn thiết bị giám sát mới nhờ vào nỗ lực giám sát ô nhiễm không khí tốt hơn.

Phần lớn dân số thế giới sẽ phải hít thở không khí ô nhiễm - Ảnh 1.

Tình trạng ô nhiễm không khí ở châu Phi đang ngày càng đáng lo ngại (Ảnh: Getty Images)

Nhưng mới đây, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố sẽ không công khai dữ liệu từ các đại sứ quán và lãnh sự quán của nước này trên toàn thế giới nữa, do đó dữ liệu thu thập và theo dõi về chất lượng không khí sẽ bị giảm sút đáng kể

Fatimah Ahamad, nhà khoa học trưởng và chuyên gia về ô nhiễm không khí tại Trung tâm Sức khỏe Hành tinh Sunway có trụ sở tại Malaysia, cho biết hít thở không khí ô nhiễm trong thời gian dài có thể gây ra bệnh về đường hô hấp, bệnh Alzheimer và ung thư. Tổ chức Y tế Thế giới từng ước tính rằng ô nhiễm không khí gây nên cái chết cho khoảng 7 triệu người mỗi năm.

Không khí "bẩn" dù là do khí thải từ động cơ diesel, khói giao thông, ô nhiễm công nghiệp hay cháy rừng - có thể khiến bất kỳ ai cũng khó thở thì nó lại ảnh hưởng nặng nề hơn nhiều đến những người bị hen suyễn. 

Vào mùa xuân và mùa hè năm 2023, khi các vụ cháy rừng ở Canada tạo ra những đám khói dày đặc, số ca cấp cứu liên quan đến bệnh hen suyễn ở Hoa Kỳ tăng vọt 17% so với mức bình thường. Bác sĩ Akhgar Ghassabian, Phó giáo sư nhi khoa và sức khỏe dân số tại Trường Y khoa Grossman thuộc Đại học New York, cho biết, nghiên cứu liên kết việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí với các cơn hen suyễn "rất nhất quán". Ngay cả mức độ tiếp xúc thấp cũng có thể gây ra đợt bùng phát và nhóm có nguy cơ cao nhất là trẻ em và người cao tuổi. 

Ô nhiễm không khí có thể gây ra hai vấn đề về đường thở: co thắt và viêm. Các hạt bụi nhỏ nhất có thể thấm vào máu. Bệnh hen suyễn của một người càng nghiêm trọng ở giai đoạn đầu thì liều lượng không khí ô nhiễm cần thiết để khởi phát cơn hen càng nhỏ và những cơn bùng phát đó có thể càng tệ hơn.

Thiếu dữ liệu 'bắt bệnh' ô nhiễm không khí

Thiếu dữ liệu "bắt bệnh" ô nhiễm không khí

VTV.vn - Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các thành phố lớn phải xử lý triệt để ô nhiễm không khí. Một trong những giải pháp quan trọng đầu tiên là phải "bắt bệnh" ô nhiễm không khí.

Tin liên quan

Nắng nóng và ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ tử vong do đau tim

Nắng nóng và ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ tử vong do đau tim

VTV.vn - Một số nhóm người có nguy cơ tử vong do đau tim cao gấp đôi trong những đợt nắng nóng kéo dài và mức độ ô nhiễm không khí cao.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục.
Xin hãy đợi 60 giây nữa.