Phân tuyến để giảm tải bệnh nhân tay chân miệng

Thanh Nhã, Tuấn Việt

09/07/2023 21:35 GMT+7

VTV.vn - Nhờ phân tuyến tốt từ các bệnh viện cơ sở nên năm nay, dù số ca tay chân miệng nhập viện tăng cao nhưng bệnh viện tuyến tỉnh tại Đồng Nai lại không bị quá tải như trước.

Từ đầu năm đến nay, tại Đồng Nai, có hơn 1.600 trẻ mắc bệnh tay chân miệng phải nhập viện. Để giảm tải trong công tác điều trị tại các bệnh viện tuyến tỉnh, Đồng Nai đã thực hiện phân tuyến và điều trị bệnh nhân theo các mức độ phù hợp từ các cơ sở khám chữa bệnh ban đầu.

Phân tuyến để giảm tải bệnh nhân tay chân miệng - Ảnh 1.

Bệnh tay chân miệng chia thành các độ 1, 2a, 2b, 3, 4. Sở Y tế tỉnh Đồng Nai phân tuyến các trạm y tế xã, phường, phòng khám chuyên khoa Nội, Nhi sẽ khám; các Trung tâm y tế cấp huyện, thành phố điều trị cho bệnh nhân bị tay chân miệng nhẹ, cấp độ 1 đến 2a.

Bệnh viện tuyến tỉnh điều trị cho bệnh nhân tay chân miệng tất cả các độ nhưng ưu tiên cho các bệnh nhân nặng cấp độ 2b, 3, 4. Các cán bộ y tế cấp cơ sở thường xuyên được tập huấn để thực hiện phân tuyến hiệu quả nhất.

Thời gian gần đây, số ca bệnh tay chân miệng tại Đồng Nai có dấu hiệu tăng cao, từ 200 ca/tuần nay đã tăng khoảng 400 ca/tuần và sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Vì vậy, việc phân tuyến tốt không chỉ giảm tải trong điều trị và giảm thiểu số ca tử vong do bệnh tay chân miệng.

Tin liên quan

Số ca tay chân miệng tăng cao: Cần tính toán dự trữ thuốc lâu dài

Số ca tay chân miệng tăng cao: Cần tính toán dự trữ thuốc lâu dài

VTV.vn - Năm nay, số ca tay chân miệng nặng tăng cao, một số tỉnh, thành gặp khó khăn về nguồn thuốc. Do đó, các bệnh viện cho rằng cần tính đến bài toán dự trữ lâu dài.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục.
Xin hãy đợi 60 giây nữa.