Tại Lào Cai, các hoạt động chữa trị phục hồi sức khỏe, phục hồi hành vi, nhân cách cho học viên đang phát huy hiệu quả. Quan trọng hơn cả, các học viên được tư vấn hướng nghiệp, hỗ trợ học nghề để khi tái hòa nhập cộng đồng có công việc ổn định.
Kể từ đầu tháng này, cứ 6h sáng, 500 học viên tại cơ sở cai nghiện ma túy số 1 Lào Cai đều được tổ chức lễ chào cờ.
Vũ Quốc Hải nghiện ma túy gần 10 năm trước khi vào cai nghiện. Ở đây, anh được các chiến sĩ công an giải thích về những tác hại của ma túy, trao đổi tư vấn nghề nghiệp.
"Được các thầy cô dạy nghề, nghề mộc, nghề xây, nấu ăn, chăn nuôi. Em cũng đã tự chọn cho mình nghề chăn nuôi, sau này trở về cuộc sống em sẽ tập trung vào chăn nuôi, tăng gia sản xuất cũng như cải thiện đời sống có thêm thu nhập", một học viên cai nghiện chia sẻ.

Mỗi một học viên ở đây là một câu chuyện, hoàn cảnh khác nhau. Trong hành trình của họ luôn có sự đồng hành của các cán bộ, chiến sĩ để sớm từ bỏ ma túy, trở thành những người có ích cho gia đình, xã hội.
Ngay khi tiếp nhận Cơ sở cai nghiện ma túy số 1, 12 cán bộ công an được chia làm 2 phân khu để quản lý học viên. Một trong những giải pháp trọng tâm là đào tạo nghề cho học viên cai nghiện, giúp họ có nghề nghiệp ổn định, tránh xa cám dỗ của ma túy và tái hòa nhập cộng đồng.
"Tư vấn cho học viên những trung tâm giới thiệu việc làm. Về ngân sách, nguồn vốn, hướng dẫn học viên liên hệ đến cơ quan, nhà nước hỗ trợ nguồn kinh phí cho học viên, từ đó giúp học viên có kinh phí tái hòa nhập tốt hơn", Thượng úy Nguyễn Khắc Toản (Cơ sở Cai nghiện ma túy số 1 tỉnh Lào Cai) cho biết.
"Tuyên truyền tác hại, hiểm họa của ma túy, từ đó nâng cao nhận thức của người dân", Đại tá Trần Quốc Huy (Phó Giám đốc Công an tỉnh Lào Cai) cho hay.
Mỗi một học viên ở đây là một câu chuyện, hoàn cảnh khác nhau. Trong hành trình của họ luôn có sự đồng hành của các cán bộ, chiến sĩ để sớm từ bỏ ma túy, trở thành những người có ích cho gia đình, xã hội.
Bình luận (0)