2 vành xe máy cũ được đóng cố định ở hai điểm đỉnh núi và chân núi với đường dây dài 1.000m. 8 gia đình chung nhau một đường dây và một lượt vận chuyển tối đa 70 kg. Bà con gọi đây là tời na. Thay vì gánh na mất hơn 1 giờ từ trên núi giờ với tời na, người dân chỉ cần vài phút.
''Cũng thấy phấn khởi. Na cứ làm cả năm giờ mới được thu. 1 vụ nhiều thì trên 200 triệu không thì vài chục triệu'', anh Lâm Văn Hà, người dân xã Chi Lăng cho biết.

Máy tời, cáp treo để chuyển những thúng na từ trên núi xuống (Ảnh: Dân trí)
Na xuống núi liên tục để tránh phía dưới na chưa kịp tháo người trên đã thả tiếp, 2 thúng na có thể va vào nhau văng xuống núi. Bà con dùng đá gõ vào dây tời để báo hiệu.
Cây na theo chân đồng bào dân tộc Tày Nùng lên những đỉnh núi có độ cao gần 800m rồi vào thung lũng. Nơi nào bước chân người dân đến được nơi đó có na. Nhiều gia đình những ngày này ở hẳn trên các nương na vừa thu hoạch vừa chăm sóc. Toàn huyện Chi Lăng có gần 2.000 ha na trên 9 xã.

Na Lạng Sơn xuống núi bằng cáp treo tự chế.
Ông Lâm Văn Ngân, người dân xã Chi Lăng chia sẻ: ''Trời không phụ công mình. Vất vả thế nào cũng phải bám núi đá này thôi. Bàn tay mình làm ra nếu vài chục năm nếu chết ta lại trồng lại. Sau con cháu lại làm tiếp"
Na thu hoạch bao nhiêu thương lái thu mua hết. Từ cằn cỗi đá vôi dưới bàn tay người nông dân, những vụ na nối tiếp nhau - mang niềm vui cho cuộc sống đủ đầy hơn với bà con nơi đây.
Bình luận (0)