Cần nhận thức đúng về tai nạn thương tích ở trẻ em

Anh Đào, Bạch Đằng

20/06/2022 14:55 GMT+7

VTV.vn - Ở ĐBSCL, kể từ cuối tháng 5, số ca tai nạn thương tích ở trẻ em tăng vọt với 385 ca, gấp 4-5 lần so với những tháng trước đó.

Theo ghi nhận của Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, nguyên nhân phần lớn là do trẻ tham gia các trò chơi ngày hè, bất cẩn khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, điều đáng lo nhất hiện nay chính là thói quen xử lý thương tích cho trẻ ở các gia đình nông thôn. Nó không giúp được trẻ mà thậm chí còn khiến tình hình xấu thêm.

Cần nhận thức đúng về tai nạn thương tích ở trẻ em - Ảnh 1.

Em Khánh Đăng - con của anh Mối bị gãy xương đòn tay sau 1 lần bất cẩn khi đi xe đạp. Bị chấn thương nhiều ngày, đến bệnh viện chờ lâu, bà của cháu định đưa Đăng đi bó thuốc nam. May thay, anh Mối đi làm xa về, nghe lời bác sĩ đưa con xuống ngay bệnh viện Nhi đồng. Lịch mổ được lên ngay để cứu tay của cậu bé.

Cần nhận thức đúng về tai nạn thương tích ở trẻ em - Ảnh 2.

Không chỉ tự bó thuốc, nhiều gia đình còn cho con đi sửa tay, chân ở các thầy thuốc địa phương. Tâm lý e ngại đến bệnh viện và cả việc chủ quan, xem nhẹ thương tích đã khiến không ít trẻ phải chịu cảnh tàn tật.

Khi trẻ gặp tai nạn thương tích, quan trọng là gia đình cần bình tĩnh, cố định vết thương và đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.

Dù cho cách nào đi nữa, việc phòng tránh cho trẻ vẫn là quan trọng nhất. Muốn vậy, gia đình cần dự đoán trước những nguy cơ gây tai nạn thường gặp để có biện pháp ngăn ngừa cũng như tạo môi trường an toàn hơn cho trẻ ngày hè.

Tin liên quan

Ngôi nhà an toàn - Mô hình phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ

Ngôi nhà an toàn - Mô hình phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ

VTV.vn - Sau 11 năm triển khai, tiêu chí về ngôi nhà an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em đã giúp nhiều phụ huynh ý thức hơn trong xây dựng môi trường sống an toàn.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục.
Xin hãy đợi 60 giây nữa.