ĐBSCL: Khi đất lúa không còn trồng lúa

Tấn Hưng, Phú Cường (VTV9)

10/05/2020 19:58 GMT+7

VTV.vn - Hạn hán, xâm nhập mặn đang là thách thức cho vựa lúa ĐBSCL. Chuyển đổi cây trồng chính là giải pháp giúp nông dân an tâm sản xuất trong tình hình mới.

Giữa mùa khô hạn, vườn bưởi da xanh 5,3 hecta vẫn xanh tốt. Mạnh dạn chuyển đổi từ đất lúa, đầu tư hệ thống tưới bán tự động và canh tác theo hướng hữu cơ, ông Hùng đã thu về trái ngọt.

Cách đó không xa, 40 hecta chuối đã phủ xanh trên nền đất lúa, cho năng suất từ 40 – 50 tấn/hecta/năm. Toàn bộ diện tích được đầu tư hệ thống tưới tự động, thu hoạch bằng dây chuyền và quan trọng là giá bán khá cao, từ 8.000 - 10.000 đồng/kg.

An Giang là 1 trong những địa phương ở ĐBSCL tiên phong cho quá trình chuyển đổi sản xuất. Tỉnh đã xác định 6 vùng đất phù hợp để hình thành các vùng chuyên canh. Đến nay, đã có hơn 20 ngàn hecta đất lúa kém hiệu quả được phủ xanh các loại cây ăn trái như xoài, bưởi, chuối,…

Từ đầu năm đến nay, có khoảng 40 ngàn hecta đất lúa của ĐBSCL được chuyển đổi sang trồng cây ăn trái, mang về hiệu quả gấp 3 – 5 lần cho nông dân. Đây được xem là động lực để tạo sự tăng trưởng cho ngành nông nghiệp các địa phương theo hướng bền vững hơn. Bởi nếu cố gắng duy trì diện tích hơn 1,5 triệu hecta mỗi vụ thì hiệu quả có thể sẽ không như mong đợi ở những vùng gặp khó khăn về nguồn nước.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Tin liên quan

Vĩnh Long: Hơn 18.000 ha cây trồng bị ảnh hưởng do hạn, mặn

Vĩnh Long: Hơn 18.000 ha cây trồng bị ảnh hưởng do hạn, mặn

VTV.vn - ĐBSCL đã xuất hiện mưa nhưng vẫn không thể làm hạ nhiệt cơn khát giữa mùa hạn, mặn. Tại Vĩnh Long, ngoài thiếu nước sinh hoạt, hơn 18.000 ha cây trồng cũng đang khô khát.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục.
Xin hãy đợi 60 giây nữa.