Đại diện Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM cho biết, một trong những nguyên nhân là do kiểm duyệt các trang mạng xã hội có hệ thống máy chủ tại nước ngoài như Facebook, Youtube tại Việt Nam rất hạn chế. Việc khởi tạo tài khoản thì dễ dàng không cần xác thực thông tin, tính ẩn danh cao vì thế việc xoá đi tài khoản đó thì cũng đơn giản không kém. Như câu chuyện mỹ phẩm Sakura, sau khi VTV9 phát sóng thì facebooker Diệp Xuân Hạ xoá tài khoản vì thể Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM không thể truy được chủ thể của facebook này.
Theo quy định của bộ Luật Dân sự 2015, người bị ảnh hưởng có quyền buộc người xâm phạm chấm dứt hành vi, xin lỗi, cải chính công khai, buộc bồi thường thiệt hại nếu có. Tuy nhiên, vẫn chỉ là những quy định chưa có chế tài cụ thể.
Được biết, sắp tới đây, quy định của Luật An ninh mạng, đối với các nền tảng của mạng xã hội cung cấp cho người dùng tại Việt Nam phải đặt hệ thống máy chủ quản lý tại đây. Từ đó cơ quan chức năng sẽ quản lý được chủ thể tạo tài khoản và sẽ giải quyết tốt hơn những thông tin xấu độc. Còn giờ đây, khi chưa có khung pháp lý mới thì khi phát hiện thông tin sai sự thật, các cá nhân tổ chức cần chủ động báo cáo với Bộ Thông tin và truyền thông, bên cạnh cũng phải cung cấp thông tin xấu cho các mạng xã hội để có thể ngăn chặn hoặc khoá tài khoản vi phạm.
Phóng viên VTV9 đang tiếp tục gửi công văn đến Công an TP.HCM để có thêm những phản hồi trong câu chuyện này. Cũng theo các chuyên gia, để tránh khủng hoảng truyền thông trên mạng, trước tiên là doanh nghiệp phải làm tốt việc kinh doanh của mình, chuẩn hoá về quy trình, dịch vụ, con người... Doanh nghiệp cũng cần có sẵn kế hoạch dự phòng để xử lý khủng hoảng nếu chẳng may bị tung thông tin thất thiệt, bịa đặt trên mạng xã hội./.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
Bình luận (0)