Nhật Bản công bố kế hoạch viện trợ khu vực sông Mekong

Bích Thảo (Ban Thời sự)

03/05/2016 09:29 GMT+7

VTV.vn - Nhật Bản đã công bố kế hoạch viện trợ trong 3 năm tới nhằm thúc đẩy sự phát triển của khu vực hạ nguồn sông Mekong.

Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida đang ở thăm Thái Lan đã công bố một sáng kiến đáng chú ý, đó là kế hoạch viện trợ trong 3 năm tới nhằm thúc đẩy sự phát triển của khu vực hạ nguồn sông Mekong, bao gồm các nước tiểu vùng sông Mekong như Việt Nam, Lào và Thái Lan.

Trong bối cảnh hạn hán và xâm nhập mặn chưa từng có đang xảy ra ở Việt Nam, kế hoạch viện trợ này được xem là sự hỗ trợ rất cần thiết để phần nào ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu.

Phát biểu tại Đại học Chulalongkorn ở thủ đô Bangkok, ông Kishida đánh giá cao tầm quan trọng của sự phát triển kinh tế của khu vực Đông Nam Á đối với Nhật Bản. Thông qua hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực, sáng kiến trên sẽ giúp tăng cường "sự kết nối" giữa các nước Đông Nam Á và Nhật Bản.

Trong bối cảnh các nước Tiểu vùng sông Mekong luôn phải đối mặt với tình trạng hạn hán và lụt lội nghiêm trọng trên diện rộng do ảnh hưởng của biến đối khí hậu, Ngoại trưởng Nhật Bản cho biết Tokyo sẽ tham gia hỗ trợ các nước trong khu vực giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực của thiên tai thông qua nhiều chương trình, trong đó có việc hợp tác xây dựng năng lực và chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm.

Thái Lan là chặng dừng chân thứ hai trong chuyến công du kéo dài 8 ngày của Ngoại trưởng Kishida. Tiếp theo, ông sẽ đến thăm Myanmar, Lào và Việt Nam.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.

Tin liên quan

Nhật Bản công bố sáng kiến phát triển lưu vực sông Mekong

Nhật Bản công bố sáng kiến phát triển lưu vực sông Mekong

VTV.vn - Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida ngày 2/5 đã thông báo sáng kiến trị giá nhiều tỷ USD nhằm giúp phát triển các nước thuộc lưu vực sông Mekong.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục.
Xin hãy đợi 60 giây nữa.