Vì sao Việt Nam vẫn chủ quan với bệnh lao?

Ban Thời sự

26/03/2019 05:51 GMT+7

VTV.vn - Theo PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi trung ương, có thể do tuyên truyền chưa sâu rộng và do người bệnh còn mặc cảm.

Hơn 12.000 người chết mỗi năm do bệnh lao, cao gấp 1,5 lần số người chết do tai nạn giao thông. Con số này khiến nhiều người phải giật mình. Đáng nói, lao là bệnh có thể chữa được nhưng vì sao bệnh lao lại khiến nhiều người chết như vậy.

Ung thư, tim mạch hay tai nạn giao thông… được nhắc tới nhiều nhưng bệnh lao lại ít được nói tới khi đó là nguyên nhân dẫn tới cái chết của rất nhiều người. Vì thế, đã đến lúc thế giới cần nhìn thẳng vào mối nguy hiểm mà bệnh lao gây ra để không chỉ đưa ra những cam kết mạnh mẽ, mà còn hành động kịp thời, quyết liệt. Mục tiêu đến năm 2030 là xóa bỏ bệnh lao. Đây là thông điệp được đưa ra trong ngày thế giới phòng chống lao.

PGS.TS Nguyễn Viết Nhung – Giám đốc Bệnh viện Phổi trung ương, khách mời của chương trình Vấn đề hôm nay ngày 25/3, sẽ có những chia sẻ chi tiết hơn về vấn đề này.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Tin liên quan

Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương: "Việt Nam hoàn toàn có thể chấm dứt bệnh lao vào năm 2030"

Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương: "Việt Nam hoàn toàn có thể chấm dứt bệnh lao vào năm 2030"

VTV.vn - Việt Nam vẫn nằm trong top 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao nhất thế giới, đứng thứ 16 về số người mắc lao cao và đứng thứ 15 gánh nặng lao kháng đa thuốc.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục.
Xin hãy đợi 60 giây nữa.