Tỷ lệ sinh thấp - Vấn đề đáng báo động tại Trung Quốc

Ban Thời sự

16/01/2019 04:58 GMT+7

VTV.vn - Báo cáo mới nhất về dân số và lao động của quốc gia đông dân nhất thế giới cho thấy các cặp vợ chồng trẻ tại Trung Quốc ngày càng không muốn sinh con.

Dù đã được nới lỏng chính sách, cho phép sinh con thứ hai nhưng vẫn rất ít người Trung Quốc muốn sinh thêm con. Thời gian gần đây, khẩu hiệu được truyền thông Trung Quốc quảng bá mạnh mẽ, nhắm trực tiếp vào các cặp vợ chồng là: "Hãy sinh con vì đất nước".

Trước đó, xã luận của tờ Nhân dân nhật báo còn viết: "Sinh con bây giờ không chỉ là vấn đề của mỗi gia đình mà còn là vấn đề của đất nước". Chính sách sinh một con của Trung Quốc chỉ mới được bãi bỏ cách đây chưa lâu, do đó, các khẩu hiệu này gây ngạc nhiên đối với nhiều người.

Do áp lực cuộc sống, phần lớn các cặp vợ chồng trẻ Trung Quốc chỉ muốn sinh một con. Tại các thành phố, chi phí sinh một đứa con lên tới 300 - 500 triệu đồng, chưa tính tiền ăn học, tiền thuê người đưa đón đứa trẻ đi học.

Mặc dù có nhiều chương trình cổ động, tuyên truyền, kêu gọi người dân Trung Quốc sinh đủ hai con, thậm chí một số địa phương còn kêu gọi người dân sinh ba con, tuy nhiên, điều này dường như chưa đủ sức thuyết phục.

Không chỉ do tâm lý ngại sinh con, sự thay đổi về tỷ lệ dân số cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tỷ lệ sinh giảm tại Trung Quốc. Theo các chuyên gia, chính sách một con duy trì trong thời gian quá dài, lên tới 40 năm, đã tác động tới cấu trúc doanh số của Trung Quốc.

Trung Quốc đã đề ra mục tiêu mỗi năm có tới 20 triệu trẻ em ra đời nhưng năm qua chỉ có hơn 15 triệu còn năm 2017 đạt hơn 17 triệu. Có thể thấy đây là một sự sụt giảm đáng lo ngại. Trong khi đó, theo dự báo trong 15 nữa, Trung Quốc sẽ có tới 40 triệu người già.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Tin liên quan

CPTPP chính thức có hiệu lực: Làm sao để biến sức ép thành cơ hội?

CPTPP chính thức có hiệu lực: Làm sao để biến sức ép thành cơ hội?

VTV.vn - Sức ép về mặt thể chế, chính sách đang là thách thức không nhỏ với quản lý nhà nước cũng như doanh nghiệp khi CPTPP chính thức có hiệu lực.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục.
Xin hãy đợi 60 giây nữa.