Tiến sĩ Nguyễn Sỹ Dũng: Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm rất tốt cho nền dân chủ

PV

10/06/2013 07:50 GMT+7

Xung quanh sự kiện Quốc hội  lần đầu tiên trong lịch sử tiến hành việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm với 47 chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn, PV Đài THVN đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Sỹ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

Hôm nay 10/6, Quốc hội sẽ lần đầu tiên trong lịch sử tiến hành việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm với 47 chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn.

Đây được coi là một bước phát triển mới của nền dân chủ ở nước ta và là cơ chế rất tốt để Quốc hội thực hiện chức năng giám sát tối cao của mình đối với công tác cán bộ của Đảng. Đây cũng là một cơ chế kiểm soát quyền lực theo đúng với tinh thần Cương lĩnh 2011 và Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng.

Được biết, do đây là công việc hết sức quan trọng, nhạy cảm, lại là lần đầu tiên trong lịch sử nên Quốc hội đã tiến hành với tinh thần hết sức nghiêm túc, thận trọng, khách quan trên cơ sở nghiên cứu, nắm bắt đầy đủ thông tin, tuân thủ quy trình, thủ tục lấy phiếu tín nhiệm. Quốc hội sẽ dành thời gian thảo luận, đánh giá một cách thận trọng, khách quan, công tâm, thể hiện mức độ tín nhiệm đối với các chức danh được lấy phiếu tín nhiệm.

‘ Ảnh: VTV News

Một trong những nội dung trong được cử tri và dư luận cả nước hết sức quan tâm là người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND đánh giá “tín nhiệm thấp” có thể xin từ chức. Theo quy định, nếu trong trường hợp người được lấy phiếu có tín nhiệm thấp không từ chức, Quốc hội sẽ xem xét bỏ phiếu tín nhiệm. Cử tri cũng mong muốn việc lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm cần phải tránh được tình trạng bỏ phiếu “vo tròn, hòa cả làng” hoặc lợi dụng để “hạ bệ” nhau...

Tiến sĩ Nguyễn Sỹ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội sẽ phân tích thêm ý nghĩa của sự kiện có tính lịch sử này. Mời quý vị xem video chi tiết.

Tin liên quan

Nâng cao tiêu chuẩn xét thưởng danh hiệu

Nâng cao tiêu chuẩn xét thưởng danh hiệu

Tờ trình và báo cáo thẩm tra của Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội thống nhất việc cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật thi đua, khen thưởng, nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập trong quy định hiện hành và tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục.
Xin hãy đợi 60 giây nữa.