Một số ngành vẫn xin tăng thêm 5.000 - 6.000 biên chế

Ban Thời sự

15/03/2019 11:05 GMT+7

VTV.vn - Sau khi xây dựng vị trí việc làm, nhiều ngành lại xin tăng thêm 5.000 - 6.000 biên chế. Vì vậy, dù trình nhiều lần nhưng Bộ Chính trị không đồng ý phê duyệt.

Đây là thực trạng đang diễn ra ở một số đơn vị khi thực hiện tinh giản biên chế gắn với cải cách chính sách tiền lương.

Theo một số chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, cách làm như vậy là có vấn đề, đi ngược lại với tinh thần Nghị quyết của Bộ Chính trị là mỗi năm phải giảm trung bình 2,5% biên chế. Nếu biên chế không giảm thì rất khó để hoàn thành xây dựng vị trí việc làm, cải cách tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức người lao động trong 2 năm tới. 

Tại phiên họp của Ban Chỉ đạo cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công hôm qua (14/3), Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu các đơn vị phải thực hiện nghiêm việc giảm biên chế, dù xây dựng đề án gì chăng nữa thì mỗi năm phải giảm 2,5% biên chế.

Khoán tài chính để tinh giản biên chế Khoán tài chính để tinh giản biên chế

VTV.vn - Sau khi triển khai ở nhiều địa phương, đẩy mạnh khoán tài chính được xem như một giải pháp khá hiệu quả để tinh giản biên chế.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Tin liên quan

Hà Nội: Thiếu 12.000 giáo viên so với chỉ tiêu biên chế

Hà Nội: Thiếu 12.000 giáo viên so với chỉ tiêu biên chế

VTV.vn - Từ năm 2015 đến nay, TP Hà Nội chưa tổ chức đợt thi tuyển viên chức giáo viên nên dẫn đến việc thiếu 12.000 giáo viên so với chỉ tiêu ở các cấp học trên toàn thành phố.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục.
Xin hãy đợi 60 giây nữa.