Hệ lụy từ việc phá rừng tràm nuôi tôm

Đặng Công (Ban Thời sự)

05/03/2016 13:58 GMT+7

VTV.vn - Rừng tràm U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau có vai trò lớn trong việc giữ ngọt, ngăn mặn nhưng một số hộ dân đã ngang nhiên phá rừng, đưa nước mặn vào nuôi tôm sú.

Cà Mau có khoảng 40.000 ha rừng tràm. Hiện nay, tình trạng người dân phá tràm nuôi tôm diễn ra ở nhiều nơi, nhất là lâm phần do xã Nguyễn Phích, huyện U Minh quản lý. Vài năm qua, hơn 2.000 ha rừng ở đây đã bị người dân chặt phá, đào ao nuôi tôm.

Từ năm 2014 đến nay, ngành chức năng tỉnh Cà Mau đã lập biên bản 41 trường hợp phá rừng tràm để nuôi tôm. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn tiếp tục diễn ra trong sự bất lực của chính quyền địa phương. Hậu quả là rừng U Minh Hạ ngày càng bị thu hẹp, diện tích còn lại cũng không thể phát triển tốt do nước mặn xâm nhập.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.

Tin liên quan

TT-Huế: Gần 100 hộ nuôi tôm chân trắng trái phép tại thị trấn Lăng Cô

TT-Huế: Gần 100 hộ nuôi tôm chân trắng trái phép tại thị trấn Lăng Cô

VTV.vn - Theo thống kê, tại thị trấn Lăng Cô, TT-Huế hiện có gần 100 hộ nuôi tôm chân trắng trái phép, trên diện tích hàng chục hecta gồm đất ở, đất nông nghiệp và đất rừng.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục.
Xin hãy đợi 60 giây nữa.