Dịch chuyển lao động miền núi về xuôi

Ban Thời sự

14/11/2019 07:37 GMT+7

VTV.vn - Lao động miền núi về xuôi không chỉ học được nghề, có thu nhập mà còn mang kiến thức, kỹ năng trở về giúp ích cho chính quê hương của họ.

3 năm trước, cưới xong là 2 vợ chồng chị Giàng Thị Liên (xã Ta Ma, huyện Tuần Giáo, Điện Biên) về xuôi, không thể ở quê vì không ruộng, không vốn và Liên còn không dám nghĩ đến chuyện sinh con.

Tay trắng về xuôi tìm việc và họ đã quen với đời sống ở khu trọ công nhân. Hai vợ chồng đều làm công nhân điện tử. Chăm chỉ, tiết kiệm, giờ 2 vợ chồng đã tiết kiệm hơn 200 triệu.

Ruộng ít, đất ít, chỉ có ra đi mới thay đổi, đó cũng là quyết tâm của gia đình anh Sùng A Khoa (huyện Mường Chà, Điện Biên). 4 năm rời bản nghèo xa xôi, hai vợ chồng đã quen nếp sống công nghiệp.

Lãnh đạo nhà máy cũng tạo điều kiện, người này vào ca thì người kia về để trông nom con cái. Mỗi tháng trừ chi phí sinh hoạt anh chị còn tiết kiệm được từ 4 - 5 triệu đồng gửi về quê nhà.

Ở nhiều bản vùng cao, nhà nào sửa, xây mới thì nhà đó có con em đang về xuôi làm ăn. Thoát khỏi tâm lý "sợ xa nhà, nhớ nhà", người ra đi mang hy vọng cho gia đình ở lại.

Về xuôi không chỉ giải quyết thừa lao động, mang lại thu nhập mà quan trọng nhất là thay đổi quan niệm, nhận thức về giá trị sức lao động của người vùng cao.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Tin liên quan

Dịch chuyển lao động để thoát nghèo

Dịch chuyển lao động để thoát nghèo

VTV.vn - Đối tượng có thể là chìa khóa cho thoát nghèo vùng cao là các lao động còn sung sức từ 18-40 tuổi, có sức khỏe nhưng trình độ không cao.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục.
Xin hãy đợi 60 giây nữa.