Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên Tây Nguyên

Phúc Trưởng (Trung tâm THVN tại Đà Nẵng)

25/12/2014 15:47 GMT+7

Tính đến cuối năm 2014, trên địa bàn Tây Nguyên và các huyện miền núi giáp Tây Nguyên có 97 cơ sở dạy nghề gồm 5 trường cao đẳng, 13 trường trung cấp và 79 trung tâm dạy nghề.

Sáng nay 25/12 tại tỉnh Đăk Lăk, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với Ban chỉ đạo Tây Nguyên tổ chức Hội nghị chuyên đề về công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên và các huyện miền núi giáp Tây Nguyên.

Trong 3 năm 2011-2013, các cơ sở đã tuyển dụng, đào tạo gần 209.000 lao động, trong đó đào tạo theo Quyết định 1956 của Chính phủ gần 90.000 người. Nhờ hệ thống cơ sở đào tạo nghề phát triển rộng khắp, cộng với thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ của Nhà nước, nên số lao động được đào tạo nghề tại các tỉnh Tây Nguyên ngày càng tăng, đến nay đạt 30%.

Tuy nhiên, tại hội nghị các đại biểu cũng cho rằng, chất lượng dạy nghề trong vùng chưa cao, quy mô tuyển sinh còn hạn chế, thiết bị và giáo viên còn thiếu, nhất là tại các trung tâm dạy nghề cấp huyện; vấn đề giới thiệu và giải quyết việc làm sau học nghề chưa cao, tính bền vững còn thấp.

Dự kiến, đến năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo của vùng Tây Nguyên sẽ đạt 50%, tương đương với 1,7 triệu lao động.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.

Tin liên quan

Đào tạo nghề “chui”, học viên khốn khổ

Đào tạo nghề “chui”, học viên khốn khổ

Học xong nhưng đợi 4 năm vẫn không lấy được bằng - đó là chuyện dở khóc dở cười của các học viên tại Trung tâm dạy nghề Aptech Hải Phòng.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục.
Xin hãy đợi 60 giây nữa.