Cô đỡ thôn bản: Thay đổi nhận thức về làm mẹ an toàn cho đồng bào thiểu số

Đài PT-TH Lạng Sơn

17/10/2017 22:47 GMT+7

VTV.vn - Với nhiệm vụ tư vấn, tuyên truyền kiến thức chuẩn bị làm mẹ, cô đỡ thôn bản đã vận động phụ nữ mang thai trong thôn đến trạm y tế xã khám thai định kỳ và đẻ tại trạm.

Không còn tình trạng đẻ tại nhà. Phụ nữ có thai chủ động đến trạm xá khám thai và sinh đẻ. Đó là sự chuyển biến trong nhận thức của bà con vùng miền núi Lạng Sơn từ khi có người phụ trách công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản tại thôn. Họ được gọi là cô đỡ thôn bản. Chuyện dùng cật nứa để cắt dây rốn khi đẻ tại nhà chỉ còn trong ký ức.

Với nhiệm vụ tư vấn, tuyên truyền kiến thức chuẩn bị làm mẹ, cô đỡ thôn bản đã kiên trì vận động tất cả phụ nữ mang thai trong thôn đến trạm y tế xã khám thai định kỳ và đẻ tại trạm, ca đẻ khó được chuyển tuyến kịp thời. Với trường hợp sản phụ không thể đến được trạm y tế, cô đỡ thôn bản có thể đỡ đẻ tại nhà theo cách an toàn.

Cùng với việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, chăm sóc trẻ sau khi sinh cũng được chú trọng như cân bằng dinh dưỡng, tiêm phòng vaccine các bệnh nguy hiểm… góp phần hiệu quả vào chương trình làm mẹ an toàn.

Vì chương trình đã kết thúc cách đây 2 năm, các cô đỡ thôn bản không còn được hưởng phụ cấp 50.000 đồng/tháng. Nhưng ở đây, họ vẫn phát huy vai trò với vốn kiến thức và kinh nghiệm của mình, góp phần hạn chế tai biến sản khoa, giảm tỷ lệ tử vong mẹ và trẻ sơ sinh.

Cô đỡ thôn bản – Chỗ dựa của bản làng Cô đỡ thôn bản – Chỗ dựa của bản làng

VTV.vn - Phóng sự “Cô đỡ thôn bản – Chỗ dựa của buôn làng” được thực hiện tại xã Ngọc Tụ, tỉnh Kon Tum, 1 trong 10 tỉnh nghèo nhất cả nước.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Tin liên quan

Làm thế nào để sữa mẹ luôn dồi dào?

Làm thế nào để sữa mẹ luôn dồi dào?

VTV.vn - Nuôi con bằng sữa mẹ là tốt nhất nhưng nhiều bà mẹ cảm thấy quá khó để có đủ nguồn sữa cho con, mặc dù đã cố gắng hết sức.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục.
Xin hãy đợi 60 giây nữa.