Chuyển giao thiết bị và đào tạo nhân lực cho vệ tinh LotuSat-1

Ban Thời sự

18/10/2019 13:23 GMT+7

VTV.vn - Vệ tinh LotuSat-1 được thiết kế, chế tạo bởi tập đoàn NEC, dự kiến được phóng vào năm 2023.

Sáng 18/10, lễ "chuyển giao công nghệ, thiết bị vệ tinh LotuSat-1 và đào tạo nhân lực thuộc dự án phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu sử dụng vệ tinh quan sát Trái đất" đã diễn ra. Quá trình đào tạo và chuyển giao công nghệ được thực hiện tại nhà máy sản xuất vệ tinh của Tập đoàn NEC ở Nhật Bản.

Đây là dự án vệ tinh quan sát Trái đất đầu tiên được điều phối bởi một công ty Nhật Bản sử dụng vốn vay ODA theo điều khoản đặc biệt dành cho đối tác kinh tế từ Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA). 

Chuyển giao thiết bị và đào tạo nhân lực cho vệ tinh LotuSat-1 - Ảnh 1.

Mục tiêu của dự án chuyển giao "Vệ tinh LotuSat-1, thiết bị và đào tạo nhân lực" là phát triển và đưa vào sử dụng thành công vệ tinh quan sát Trái đất LotuSat-1 sử dụng cảm biến radar có khẩu độ tổng hợp.

Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cho biết, Vệ tinh LotuSat-1 có khả năng chụp ảnh Trái đất với độ phân giải cao trong mọi điều kiện thời tiết cả ngày lẫn đêm. Dữ liệu ảnh thu nhận từ vệ tinh sẽ đáp ứng được nhu cầu cấp bách về nguồn ảnh, cung cấp các thông tin chính xác và kịp thời nhằm ứng phó để giảm thiểu các tác động của thảm họa thiên nhiên và biến đổi khí hậu, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và giám sát môi trường, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Trung Quốc phóng vệ tinh quan sát Trái Đất có độ phân giải cao Trung Quốc phóng vệ tinh quan sát Trái Đất có độ phân giải cao

VTV.vn - Sáng 5/10, Trung Quốc đã phóng thành công vệ tinh quan sát phân giải cao Cao Phân 10 từ Trung tâm phóng vệ tinh Thái Nguyên ở tỉnh Sơn Tây, miền Bắc Trung Quốc.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Tin liên quan

Trung Quốc phóng vệ tinh giám sát tài nguyên và môi trường

Trung Quốc phóng vệ tinh giám sát tài nguyên và môi trường

VTV.vn - Vệ tinh tài nguyên ZY-1 02D, do Học viện Công nghệ vũ trụ Trung Quốc (CAST) phát triển và là một phần quan trọng của cơ sở hạ tầng vũ trụ Trung Quốc.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục.
Xin hãy đợi 60 giây nữa.