Cần siết chặt quản lý hoạt động khai thác nước ngầm

Ban Thời sự

14/07/2019 06:57 GMT+7

VTV.vn - Hơn 44% nước giếng do người dân TP.HCM tự khai thác không đạt các chỉ tiêu hóa lý và vi sinh trong khi đó, nước mặt đảm bảo sức khỏe cho người dân lại không sử dụng.

Liên tục lấy mẫu nước tại nhà máy, trên mạng lưới cấp nước, khoảng 100 mẫu/tuần và được lấy ngẫu nhiên hàng ngày để đánh giá chất lượng nước mặt; phối hợp với các đơn vị quản lý hồ nước đầu nguồn, ngăn xâm nhập mặn hoặc xả ô nhiễm nguồn nước... là cách mà ngành cấp nước TP.HCM đang triển khai để đảm bảo chất lượng nước mặt.

Đối với các công ty khai thác nước ngầm do thành phố quản lý cũng sẽ tiến hành giảm khai thác, đưa các công trình khai thác nước ngầm hiện hữu sang chế độ dự phòng. Thay đổi thói quen dùng nước ngầm, vận động người dân chuyển sang dùng nước mặt là giải pháp khó khăn nhất nhưng cũng là giải pháp căn cơ nhất.

Hiện, nguồn nước mặt đã được cấp đến toàn bộ các hộ dân của thành phố với tổng lượng nước phát ra hơn 2,4triệu m3/ngày đêm, dư khoảng 500.000 m3/ngày đêm. Trong khi một lượng lớn nước ngầm vẫn được người dân và doanh nghiệp tự khai thác sử dụng vừa là sự lãng phí lớn về tài nguyên nước, vừa là nguy cơ biến TP.HCM thành đô thị có những con đường không khác nào con sông.

Hà Nội sẽ hạn chế khai thác nước ngầm Hà Nội sẽ hạn chế khai thác nước ngầm

VTV.vn - Hà Nội sẽ hạn chế dần khai thác nước ngầm và ưu tiên khai thác nguồn nước mặt.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Tin liên quan

Phần lớn nước ngầm ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ nhiễm amoni nặng

Phần lớn nước ngầm ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ nhiễm amoni nặng

VTV.vn - Theo các nhà khoa học, phần lớn nước ngầm ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ đang bị nhiễm amoni rất nặng, đặc biệt là các tỉnh, thành phố Hà Nội, Ninh Bình, Hà Nam, Hải Dương.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục.
Xin hãy đợi 60 giây nữa.