Nhu cầu tuyển dụng lao động tại Nhật tăng cao

Đức Cường - Hồng Khang

02/10/2015 21:00 GMT+7

VTV.vn - Theo Bộ Lao động, Y tế và Phúc lợi xã hội Nhật Bản, nhu cầu tuyển dụng lao động tại Nhật Bản trong tháng 8 đã tăng lên mức cao nhất trong 23 năm qua.

Theo Bộ Lao động, Y tế và Phúc lợi xã hội Nhật Bản, nhu cầu tuyển dụng lao động trong tháng 8 ở nước này đặt mức 1,23 (cứ 100 người đi tìm việc lại có 123 vị trí cần tuyển lao động). Tuy nhiên sự phân bổ nhu cầu lao động không đều, mà tập trung nhiều nhất ở các ngành dịch vụ nhà hàng, khách sạn, y tế, chăm sóc người già, giáo dục và xây dựng. Trong đó nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực nhà hàng và khách sạn tăng tới 13,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Lĩnh vực giáo dục tăng 8,3% và y tế, phúc lợi tăng 7,9%.

Tình trạng già hóa dân số đã khiến số lượng thanh niên Nhật Bản giảm đi qua từng năm và những ngành nghề có thu nhập thấp tương đối so với mặt bằng chung là lĩnh vực chịu tác động đầu tiên với sự thiếu hụt nhân lực ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Sự thiếu hụt nhân lực được xem là bài toán nan giải cho Nhật Bản và sẽ không thể giải quyết được trong ngắn hạn khi dân số nước này vẫn đang liên tục sụt giảm. Chính phủ Nhật Bản đang phải nới lỏng chính sách cấp phép cho lao động nước ngoài nhằm giảm bớt sức ép trong nước, đặc biệt vào thời điểm Nhật Bản đang chạy đua xây dựng các công trình phục vụ Olympic 2020.

Nhiều cơ hội cho lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản Nhiều cơ hội cho lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản

Thị trường xuất khẩu lao động sang Nhật Bản tăng trưởng 96,1% trong năm 2014, hứa hẹn sẽ trở thành "thị trường vàng" trong thời gian tới.

Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam!

Tin liên quan

Phần lớn lao động nhập cư bị bóc lột tại Nhật Bản

Phần lớn lao động nhập cư bị bóc lột tại Nhật Bản

VTV.vn - Tại Nhật Bản, phần lớn lao động nhập cư phải làm việc trong tình trạng không bảo hiểm, tăng ca kéo dài, tiền lương rẻ mạt và thậm chí có thể bị đuổi việc bất cứ lúc nào.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục.
Xin hãy đợi 60 giây nữa.