Serbia cấm xuất khẩu vũ khí

Quỳnh Chi (Theo RT)

17/07/2023 05:56 GMT+7

VTV.vn - Ngành công nghiệp quốc phòng Serbia sẽ không xuất khẩu vũ khí, thiết bị hoặc đạn dược trong 30 ngày tới, thay vào đó tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu trong nước.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Serbia Milos Vucevic đưa ra tuyên bố trên.

Ông Vucevic nói: "Đánh giá của chúng tôi vào thời điểm này là các thỏa thuận thương mại không thể được ưu tiên hơn an ninh nội địa. Vì vậy, những gì ngành công nghiệp quốc phòng của chúng tôi đang làm chủ yếu phải hướng đến quân đội Serbia, phù hợp với nhu cầu của họ".

Nội các Serbia đã thông qua lệnh cấm xuất khẩu vũ khí trong 30 ngày theo đề nghị của Tổng thống Aleksandar Vucic, với tư cách là Tổng tư lệnh quân đội Serbia. Ông Vucevic nói thêm rằng lệnh cấm xuất khẩu vũ khí có thể được gia hạn, tùy thuộc vào tình hình thực tế.

Quyết định này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi phương Tây cáo buộc rằng Jugoimport SDPR (nhà sản xuất vũ khí nhà nước cũng như công ty trung gian xuất nhập khẩu các thiết bị liên quan đến quốc phòng của Serbia) đã bán đạn dược cho Nga bằng cách sử dụng các bộ phận mua ở Bỉ.

Ông Vucevic nói với hãng thông tấn Tanjug rằng các cáo buộc trên là "hoàn toàn sai sự thật". Ông nói thêm rằng hai cơ sở được đề cập trong cáo buộc "của một kênh truyền hình Đức" thực tế đã xuất khẩu tới 90% đạn dược, vũ khí hạng nhỏ của họ sang Mỹ.

Truyền thông phương Tây từ lâu đã bóng gió rằng Belgrade đang bí mật bán đạn dược cho Ukraine, điều mà Serbia đã nhiều lần bác bỏ.

Thụy Sĩ phản đối xuất khẩu vũ khí sang Ukraine Thụy Sĩ phản đối xuất khẩu vũ khí sang Ukraine

VTV.vn - Tổng thống Thụy Sĩ, Alain Berset cho biết, nước này tiếp tục phản đối việc xuất khẩu vũ khí sang Ukraine.

Tin liên quan

Xuất khẩu vũ khí của Đức tăng 25% so cùng kỳ

Xuất khẩu vũ khí của Đức tăng 25% so cùng kỳ

VTV.vn - Bộ Kinh tế Đức cho biết, xuất khẩu vũ khí của nước này đã tăng khoảng 25% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục.
Xin hãy đợi 60 giây nữa.