Nguy cơ hỏa hoạn từ các tấm phủ nhôm

Ban Thời sự

28/06/2017 18:20 GMT+7

VTV.vn - Tấm phủ là loại vật liệu phổ biến được sử dụng trong nhiều tòa nhà cao tầng ở Anh, nhưng trong thảm họa Grenfell, tấm phủ lại là tác nhân khiến ngọn lửa lan ra nhanh hơn.

Tấm phủ được sử dụng ở Grenfell là Reynobond, loại vật liệu gồm hai tấm nhôm mỏng với lớp cách nhiệt ở giữa làm bằng nhựa dễ cháy tên là polyurethane.

Ưu điểm của loại tấm phủ này là giá thành rẻ. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với lửa, lớp nhôm ở hai mặt sẽ rơi ra, để lộ phần lõi dễ bắt lửa bên trong.

Đáng chú ý, theo nhà sản xuất, những tấm phủ này chỉ phù hợp với những tòa nhà cao tối đa 10m. Trong khi đó tòa nhà chung cư Grenfell cao hơn 67m.

Nguy cơ hỏa hoạn từ các tấm phủ nhôm - Ảnh 1.

Ngọn lửa bao trùm các tầng tại tháp Grenfell. (Ảnh: Reuters)

Đây không phải là lần đầu tiên các tấm phủ nhôm trở thành tác nhân khiến ngọn lửa lan ra nhanh hơn. Trong vụ hỏa hoạn thiêu rụi tháp The Address ở Dubai năm 2015, ngọn lửa cũng làm cháy tấm phủ ngoài, khiến kim loại nóng và lớp lõi tan chảy của tấm phủ rơi xuống bên dưới, làm lửa bắt sang những nhà kế bên.

Tấm phủ vỏ nhôm lõi nhựa có tên Alucobest cũng là nguyên nhân dẫn tới vụ cháy tòa nhà Lacrosse ở Melbourne, Australia, năm 2014. Những nguy cơ này đã khiến Mỹ ban hành lệnh cấm sử dụng tấm phủ trong các công trình xây dựng. Tuy nhiên tại nhiều nước, trong đó có Anh, tấm phủ này vẫn được lắp đặt cho các tòa nhà cao tầng vì lý do giá thành và thẩm mỹ.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Tin liên quan

"Bó đuốc sống" Grenfell Tower: Vì đâu đến nỗi?

"Bó đuốc sống" Grenfell Tower: Vì đâu đến nỗi?

VTV.vn - Rất nhiều câu hỏi đang được đặt ra xoay quanh vấn đề vì sao một đám cháy nhỏ lại có thể khiến tòa chung cư Grenfell tại London, Anh trở thành một "bó đuốc sống"...

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục.
Xin hãy đợi 60 giây nữa.