Liệu pháp đột phá giúp điều trị rối loạn não bộ

Đàm Linh (Theo Mirage News, Focus on Belgium)

02/07/2024 16:10 GMT+7

VTV.vn - Một nhóm nhà nghiên cứu tiên phong đã phát hiện ra một phương pháp mang tính cách mạng trong việc điều trị các vấn đề như nghiện ngập và trầm cảm.

Nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ Pierre Vassiliadis từ Đại học Louvain (KU Louvain) của Bỉ và trường Bách khoa Liên bang Thụy Sĩ (EPFL) dẫn đầu đã đạt được đột phá quan trọng trong lĩnh vực thần kinh học.

Nghiên cứu mới đã phát hiện ra cách kích thích thể vân - nằm sâu bên trong chất xám của não bộ mà không cần phẫu thuật hoặc cấy ghép, hay còn gọi là phương pháp "không xâm lấn".

Kỹ thuật mà các nhà nghiên cứu sử dụng là kích thích can thiệp thời gian xuyên sọ (gọi tắt là tTIS), có thể tác động đến nhiều tình trạng khó chịu như trầm cảm, nghiện ngập hay gần như bất kỳ dấu hiệu rối loạn nào của não bộ.

Với tTIS, hai cặp điện cực sẽ được đặt tại những vị trí quan trọng trên đầu bệnh nhân, sau đó tTIS truyền các trường điện yếu ở hai tần số khác nhau qua não bộ. Chính sự khác biệt về tần số này là yếu tố kích thích khu vực não bộ có mục tiêu, mang lại hiệu quả điều trị.

Đây là lần đầu tiên phương pháp tTIS được áp dụng để kích thích striatum một cách không xâm lấn. Trước đây, các phương pháp điều trị khác cho các rối loạn liên quan đến striatum thường đòi hỏi phẫu thuật hoặc cấy ghép thiết bị, tiềm ẩn nhiều nguy cơ và hạn chế.

Liệu pháp đột phá giúp điều trị rối loạn não bộ - Ảnh 1.

Các phương pháp kích thích não bộ không xâm lấn ngày càng trở nên phổ biến tại nhiều quốc gia (Ảnh: Getty Images)

Các phương pháp có mức độ xâm lấn lớn hơn, chẳng hạn như phương pháp phẫu thuật, cho thấy hiệu quả điều trị và kiểm soát vượt trội đối với kích thích não cụ thể nhưng chúng có những rủi ro như gây tổn thương mô, viêm và nhiễm trùng... Chính vì vậy, những năm gần đây, các phương pháp kích thích não bộ không xâm lấn ngày càng trở nên phổ biến tại nhiều quốc gia.

Tháng 3 năm nay, TS. Park Joo Min cùng các cộng sự tại Trung tâm Nhận thức và Xã hội thuộc Viện Khoa học Cơ bản (IBS) của Hàn Quốc đã giới một kỹ thuật mới có thể thay đổi cách điều trị chứng rối loạn não. Nhóm nghiên cứu đã phát triển được một phương pháp kích thích não không xâm lấn được gọi là "siêu âm tần số thấp, cường độ thấp" theo khuôn mẫu (LILFUS), có tiềm năng to lớn trong việc tạo ra những thay đổi lâu dài trong chức năng não.

Các phương pháp kích thích não bằng từ tính và điện truyền thống đã được sử dụng để điều chỉnh chức năng não. Tuy nhiên, những phương pháp này có những nhược điểm cố hữu là làm hạn chế độ phân giải không gian và độ sâu thâm nhập, khiến việc kích thích chính xác các vùng não cụ thể với hiệu quả tối ưu trở nên khó khăn.

Tin liên quan

Người đầu tiên trên thế giới được cấy ghép não để kiểm soát cơn động kinh

Người đầu tiên trên thế giới được cấy ghép não để kiểm soát cơn động kinh

VTV.vn - Một thiếu niên người Anh mắc chứng động kinh nặng đã trở thành người đầu tiên trên thế giới được cấy ghép não để kiểm soát cơn động kinh.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục.
Xin hãy đợi 60 giây nữa.