Bi kịch của nông dân Ấn Độ: Nợ nần chồng chất vì hạn hán

VTV Digital

12/06/2025 06:20 GMT+7

VTV.vn - Hạn hán kéo dài khiến hàng nghìn nông dân Ấn Độ rơi vào cảnh nợ nần, bế tắc, nhiều người đã chọn cách tự tử khi không còn lối thoát.

Trên những cánh đồng nứt nẻ vì nắng hạn ở bang Maharashtra, Ấn Độ, cuộc sống của nhiều nông dân đang rơi vào đường cùng. Thiên tai không chỉ cướp đi mùa màng, mà còn đẩy hàng nghìn gia đình vào vòng xoáy nợ nần.

Tại một trang trại nhỏ ở bang Maharashtra, chị Mirabai Khindkar cay đắng chia sẻ: điều duy nhất chị còn lại trên mảnh đất canh tác là những khoản nợ. Sau 15 năm gây dựng gia đình trên đồng ruộng, mùa màng liên tiếp thất bại vì hạn hán buộc chồng chị phải vay nóng để duy trì sản xuất. Khoản nợ từ những người cho vay nặng lãi đã vượt xa thu nhập của trang trại. Không chịu nổi áp lực, chồng chị đã chọn cách tự kết liễu cuộc đời.

"Chúng tôi đã làm thêm nghề cắt mía nhưng cũng không đủ để trả nợ. Lãi chồng lãi, đó là lý do chồng tôi đã từ bỏ cuộc sống này", chị Mirabai nghẹn ngào nói.

Bi kịch như gia đình chị Mirabai đang diễn ra hàng ngày tại Marathwada, vùng từng được xem là "vựa lúa" của bang Maharashtra, nay trở thành điểm nóng về số vụ tự tử trong giới nông dân.

Bà Shaikh Khatijabi, mẹ của một nạn nhân, kể lại trong nước mắt: "Tối đó con trai tôi về muộn, ăn tối xong thì đi ngủ luôn. Sáng hôm sau tôi gọi mãi không thấy con đâu... vào phòng thì con đã treo mình trên trần nhà rồi".

Bi kịch của nông dân Ấn Độ: Nợ nần chồng chất vì hạn hán - Ảnh 1.

(Ảnh: The Quint)

Thiếu nước sinh hoạt và nước tưới là vấn đề nghiêm trọng ở nhiều vùng nông thôn. "Nước còn chẳng đủ uống, nói gì đến tưới ruộng. Nếu không có mưa, chúng tôi chẳng biết bấu víu vào đâu", bà Khatijabi nói.

Theo Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Môi trường Ấn Độ, năm ngoái, thời tiết khắc nghiệt đã khiến 3,2 triệu hecta đất nông nghiệp bị ảnh hưởng, diện tích còn lớn hơn cả nước Bỉ. Hơn 60% thiệt hại tập trung ở bang Maharashtra.

Bộ Nông nghiệp Ấn Độ cho biết, chỉ riêng vùng Marathwada, từ năm 2022 đến 2024 đã ghi nhận 3.090 vụ nông dân tự tử, trung bình cứ 3 ngày lại có một người tự kết thúc cuộc đời vì bế tắc.

Giáo sư Ramakumar, Viện Khoa học Xã hội Tata, nhận định: "Nông dân tự tử không phải là chuyện mới. Nhưng biến đổi khí hậu đang khiến tình hình tồi tệ hơn - mùa vụ bấp bênh, thu nhập không ổn định, nợ nần chồng chất".

Trong bối cảnh khó khăn này, nhiều nông dân muốn đầu tư vào phân bón, hệ thống tưới tiêu... nhưng ngân hàng lại ngần ngại cho vay. Họ buộc phải tìm đến tín dụng đen và rơi vào vòng xoáy tuyệt vọng khi vụ mùa thất bát.

Giáo sư Ramakumar cho rằng: "Nông nghiệp không nên là một canh bạc với gió mùa. Cần có đầu tư của chính phủ vào cơ sở hạ tầng, thủy lợi... để giúp nông nghiệp trở nên an toàn và ổn định hơn".

Hiện nay, khoảng 45% trong tổng số 1,4 tỷ dân Ấn Độ sống nhờ vào nông nghiệp. Chỉ khi nông dân được tiếp cận với các chính sách hỗ trợ thiết thực và giảm phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết, bi kịch "hạn hán - nợ nần - tự tử" mới có thể được ngăn chặn.

Thái Lan đối phó hạn hán sớm Thái Lan đối phó hạn hán sớm New York ban hành cảnh báo hạn hán đầu tiên sau hơn 20 năm New York ban hành cảnh báo hạn hán đầu tiên sau hơn 20 năm Ecuador ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia do cháy rừng và hạn hán nghiêm trọng Ecuador ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia do cháy rừng và hạn hán nghiêm trọng

Tin liên quan

Thái Lan đối phó hạn hán sớm

Thái Lan đối phó hạn hán sớm

VTV.vn - Một số địa phương ở Đông Bắc Thái Lan đang phải đối mặt với tình trạng hạn hán sớm, buộc chính quyền triển khai nhiều biện pháp ứng phó.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục.
Xin hãy đợi 60 giây nữa.