Dự án tái thiết Aleppo - Niềm hy vọng của người dân Syria

An Ngọc (Trung tâm Tin tức VTV24)

13/05/2016 12:34 GMT+7

VTV.vn - Dự án quy tụ những kiến trúc sư tâm huyết, đương nhiên bao gồm cả những người Syria, muốn tái thiết thành phố Aleppo bị thương tổn vì chiến tranh.

Hiện tại chưa có dấu hiệu nào cho thấy số người phải đi sơ tán vì chiến tranh sẽ giảm trong thời gian tới. Xung đột và chiến tranh vẫn là cuộc khủng hoảng mà cả thế giới đang phải nỗ lực tìm cách giải quyết. Góp phần vào nỗ lực này, các tổ chức nhân đạo cũng đã thực hiện nhiều dự án để giúp đỡ những người dân mất nhà cửa do chiến tranh như dự án Aleppo, Syria.

Liệu có thể tái thiết một Aleppo đổ nát thành một thành phố nguyên vẹn và yên bình như trước nội chiến Syria? Đó là câu hỏi mà Trung tâm Nghiên cứu Xung đột, Hòa giải và Tái thiết thuộc Đại học Trung Âu, Hungary nghiên cứu suốt nhiều năm qua và đã tìm ra câu trả lời. Đó là dự án Aleppo.

Tuy dự án Aleppo mới chỉ nằm trên giấy, mang theo kỳ vọng phục dựng những công trình văn hóa đã bị chiến tranh tàn phá nhưng điều cơ bản nhất là xây dựng lại những ngôi nhà đã sụp đổ vì bom đạn để có thể trả lại cuộc sống bình thường cho người dân Syria phải đi sơ tán.

Đây là một dự án tham vọng và còn phụ thuộc nhiều vào diễn biến tại Syria khi các cuộc hòa đàm vẫn chưa tìm ra giải pháp. Tuy nhiên, đây vẫn là điểm sáng hy vọng để những người dân sơ tán có thể quay trở về vào một ngày khi tiếng bom đạn ngừng hẳn trên đất nước Syria.

Hơn 80 dân số Syria sống nghèo khổ Hơn 80 dân số Syria sống nghèo khổ

VTV.vn - Theo kết quả một nghiên cứu chung của LHQ và Đại học Saint Andrews (Anh), hơn 80% dân số sống dưới ngưỡng nghèo khổ tại Syria, đất nước đã bị tàn phá bởi nội chiến.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Tin liên quan

Cuộc sống người dân ở Aleppo (Syria) khốn khổ vì thiếu nước sạch

Cuộc sống người dân ở Aleppo (Syria) khốn khổ vì thiếu nước sạch

VTV.vn - Chiến trận bao năm qua ở Syria đã phá huỷ đường ống nước tại thành phố Aleppo khiến những người dân nơi đây sống trong cảnh khát nước sạch.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục.
Xin hãy đợi 60 giây nữa.