Cẩn trọng với nước ăn chân - Bệnh về da phổ biến mùa mưa lũ

Linh Chi

20/10/2020 21:59 GMT+7

VTV.vn - Nước ăn chân có bản chất là tình trạng nhiễm nấm ở bàn chân. Đây là biểu hiện da rất thường gặp, đặc biệt trong mùa mưa lụt hiện nay.

Theo các bác sĩ Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM), những đối tượng sau đây dễ mắc bệnh nước ăn chân:

- Người mang giày bít: giày thể thao, dày da, ủng công nghiệp…

- Người thường xuyên ngâm dầm chân trong nước: lũ lụt, bán cá, làm ruộng…

- Người ra mồ hôi chân nhiều.

- Người suy giảm miễn dịch, đái tháo đường, ứ trệ tuần hoàn ngoại vi…

Biểu hiện của nước ăn chân gồm: Cảm giác ngứa ở bàn chân, kẽ ngón chân; Vết trợt kèm theo vảy da mủn trắng ở các kẽ ngón chân, nhất là kẽ ngón cuối; Mặt bên và lòng bàn chân có thể có vảy khô trên nền đỏ da; Thỉnh thoảng có thể gặp vết loét, mụn mủ, bọng nước ở kẽ ngón chân

Với người bị nước ăn chân, có thể dùng thuốc kháng nấm, ưu tiên dạng bột hoặc dạng kem để điều trị. Đồng thời, phải giữ cho bàn chân và kẽ ngón chân khô ráo.

Để phòng bệnh, người dân cần lau khô chân, đặc biệt là kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc nước. Rắc phấn rôm vào các vị trí ẩm ở bàn chân 1-2 lần/ngày. Tránh mang giày bít chân trong thời gian dài. Phơi khô giày, ủng trước khi sử dụng. Rắc bột kháng nấm vào giày dép bị nhiễm nấm.

Lưu ý: Một số trường hợp bệnh lý da khác lại bị chẩn đoán nhầm là nước ăn chân như: viêm da tiếp xúc bàn chân, tổ đĩa… Hướng xử trí của các bệnh da này khác nước ăn chân nên cần lưu ý chẩn đoán đúng bệnh trước khi điều trị.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Tin liên quan

Phòng bệnh đau mắt đỏ mùa mưa lũ

Phòng bệnh đau mắt đỏ mùa mưa lũ

VTV.vn - Sau những đợt mưa lớn, dịch đau mắt đỏ nguy cơ lây lan và bùng phát nếu chúng ta không phòng ngừa và giữ vệ sinh cá nhân tốt.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục.
Xin hãy đợi 60 giây nữa.