Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính - Cẩn trọng lúc giao mùa

P.V

13/10/2023 12:32 GMT+7

VTV.vn - Cứ đến thời điểm giao mùa, số bệnh nhân đến khám vì bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang lại gia tăng.

Các bệnh nhân nhập viện đa phần trên 40 tuổi, có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào hoặc nghề nghiệp có tiếp xúc với khói, bụi ô nhiễm… bệnh nhân thường đến khám vì ho, khạc đờm, khó thở…

Các bác sĩ Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang cho biết: Khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là trong mùa lạnh, bệnh nhân COPD rất dễ nhiễm các loại virus và vi khuẩn gây viêm đường hô hấp trên và dưới, làm tăng tình trạng co thắt phế quản, tăng dịch nhầy trong đường hô hấp, do đó bệnh nhân bị khó thở nặng hơn.

Thời điểm giao mùa, nếu không dự phòng cẩn thận, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể tái phát và tiến triển rất nhanh.

Những người có nguy cơ cao mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là những người trên 40 tuổi và có ít nhất một trong các yếu tố nguy cơ sau:

- Hút thuốc lá, thuốc lào.

- Trực tiếp đun bếp (than, củi, rơm, rạ) lâu năm.

- Tiếp xúc khói, bụi, hóa chất nghề nghiệp.

- Bản thân hoặc gia đình có người mắc bệnh dị ứng, viêm mũi dị ứng hoặc mắc hen phế quản…

Để phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, cách tốt nhất là không hút thuốc lá, thuốc lào; Tránh khói bụi, tạo môi trường sống và làm việc trong lành; Giữ gìn sức khỏe, giữ ấm vào mùa lạnh; Tiêm vaccine phòng cúm, phòng phế cầu để ngăn ngừa đợt cấp; Cải thiện tình trạng dinh dưỡng: ăn nhiều bữa nhỏ, đủ chất dinh dưỡng…

Người dân nên đi khám để phát hiện sớm COPD nếu có các biểu hiện: ho liên tục, thường xuyên khạc đờm vào buổi sáng, tình trạng ho, khó thở nặng dần theo thời gian.

Tin liên quan

Hút thuốc lá là mối nguy hiểm gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Hút thuốc lá là mối nguy hiểm gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

VTV.vn - Hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - căn bệnh nguy hiểm có nguy cơ gây tử vong thứ 3 sau tim mạch, đột quỵ.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục.
Xin hãy đợi 60 giây nữa.