Ghé thăm làng tranh Đông Hồ Bắc Ninh

Ban Thời sự

15/12/2019 14:58 GMT+7

VTV.vn - Sau một thời gian tưởng chừng mai một, hiện tranh Đông Hồ đang được yêu thích trở lại. Bởi vậy làng Đông Hồ cũng được du khách yêu thích mỗi khi ghé vùng đất Kinh Bắc xưa.

Một sáng cuối tuần, đi qua những ngôi nhà chủ yếu hiện mưu sinh bằng nghề làm vàng mã, làng tranh Đông Hồ cổ trù phú hôm nào giờ còn lưu lại dấu tích nhiều nhất ở Trung tâm giao lưu văn hóa dân gian Tranh Đông Hồ của nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế cùng các con cháu - nơi được xem như một bảo tàng nhỏ để bất cứ ai yêu mến dòng tranh này có thể tìm hiểu mọi thứ về tinh hoa Đông Hồ xưa.

Mỗi ngày, điểm đến này đều đón các đoàn khách tham quan từ khắp nơi. Bên cạnh khách du lịch nước ngoài, ngày càng nhiều gia đình, các trường học đưa các bạn nhỏ đến đây tìm hiểu về nghề làm tranh khắc gỗ Đông Hồ. Màu sắc rực rỡ, hình vẽ gần gũi khiến các em nhỏ đặc biệt yêu thích. Càng thích thú hơn khi tới đây, chính tay các du khách nhí được nghệ nhân hướng dẫn trải nghiệm in tranh.

Đông Hồ nhộn nhịp nhất mỗi độ cuối năm. Bởi như một cách tìm về với truyền thống chơi tranh dân gian mỗi dịp Tết đến Xuân về, những bức tranh gà, lợn nét tươi trong, sáng bừng trên giấy điệp lại hiện diện trong mỗi nếp nhà. 

Người Đông Hồ nửa thế kỷ qua tự hào có nghề tranh khắc gỗ. Cùng với thời gian, những nét tinh hoa ấy đang dần trở lại, sinh động hơn trong những cuốn lịch, những tấm bưu thiếp đầy sáng tạo để hòa nhập với nhịp sống mới…

Nghệ nhân cả đời giữ nghề tranh Đông Hồ Nghệ nhân cả đời giữ nghề tranh Đông Hồ

VTV.vn - Làng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh) có một dòng họ được xem là gia tộc lưu giữ nhiều nhất những nguồn tư liệu quý về lịch sử của làng nghề tranh khắc gỗ - dòng họ Nguyễn Đăng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Tin liên quan

Dòng tranh Đông Hồ cần được bảo tồn khẩn cấp

Dòng tranh Đông Hồ cần được bảo tồn khẩn cấp

VTV.vn - Với những giá trị văn hóa lâu đời, nhưng hiện nay cả làng Đồng Hồ chỉ còn duy nhất 2 dòng họ và 4 nghệ nhân còn miệt mài theo nghề.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục.
Xin hãy đợi 60 giây nữa.