Ba trường hợp nhiễm virus H7N9 mới công bố đều là bệnh nhân nam ở tỉnh Chiết Giang, trong đó một bệnh nhân 38 tuổi là đầu bếp, phát bệnh từ ngày 7/3 và đã tử vong vào ngày 27/3. Đây là trường hợp thứ 3 tử vong do nhiễm cúm H7N9 ở Trung Quốc. Người còn lại 67 tuổi, nhập viện ngày 25/3 với biểu hiện ho và sốt hiện đang được tích cực điều trị.
Thêm một trường hợp nữa vừa công bố chiều nay là một nông dân, 64 tuổi, phát bệnh vào ngày 29/3, đến 31/3 nhập viện ở Hồ Châu.
Ủy ban Y tế và Kế hoạch hóa gia đình Quốc gia Trung Quốc vừa đưa ra phương án phòng chống, kiểm soát và điều trị dịch cúm, đồng thời chỉ đạo về mặt kỹ thuật cho các tổ chức y tế toàn quốc.
‘ Gà được bán ở các chợ tại Trung Quốc (Ảnh minh họa)
Ông Phùng Tử Kiện, Giám đốc Văn phòng ứng phó khẩn cấp và khống chế dịch bệnh - Trung tâm Khống chế và phòng chống dịch bệnh quốc gia Trung Quốc cho biết: “Kế hoạch mới yêu cầu các bác sĩ báo cáo ttực tiếp mà không cần tham khảo ý kiến các trường hợp viêm phổi không rõ lý do. Sau đó mẫu sẽ đuợc đưa đến các phòng thí nghiệm để sàng lọc”.
Các bệnh nhân nhiễm virus H7N9 được phát hiện trước đó rải rác ở các tỉnh Giang Tô (4 ca), Thượng Hải (2 ca) và An Huy (1 ca) đều có triệu chứng bệnh giống nhau là ho, sốt, viêm phổi nặng và khó thở.
Sự lây nhiễm của chủng virus H7N9 được xác định là qua đường hô hấp và tiếp xúc gần với gia cầm.
Ngoài 3 ca tử vong do nhiễm chủng virus H7N9, giới chức y tế tại tỉnh Hồ Nam, miền Trung Trung Quốc, tối qua (3/4) cũng xác nhận đã có một ca tử vong do nhiễm virus cúm H1N1 tại địa phương này. Như vậy bệnh phổi đo nhiễm virus cúm gia cầm trên người đang diễn biến tương đối phức tạp ở Trung Quốc.
Bình luận (0)