Cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm Tập kết ra Bắc - Tình sâu nghĩa nặng

Minh Trang - Thảo Nguyên

16/11/2024 20:00 GMT+7

VTV.vn - Chương trình cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm Tập kết ra Bắc - Tình sâu nghĩa nặng được THTT trên kênh VTV1 vào 20h10 ngày 16/11.


Cầu truyền hình: Tình sâu nghĩa nặng - 16/11/2024

Hướng tới kỷ niệm 70 năm sự kiện đặc biệt này, Đài Truyền hình Việt Nam và Ban Tuyên giáo Trung ương đã phối hợp thực hiện chương trình cầu truyền hình "Tập kết ra Bắc - Tình sâu nghĩa nặng" tại 3 điểm Cà Mau, Hải Phòng và Thanh Hóa. Chương trình ghi nhớ về những dấu son lịch sử của dân tộc, với những cống hiến, những hy sinh của các thế hệ đi trước để có được hòa bình, độc lập hạnh phúc và phồn vinh của dân tộc; đồng thời, nêu bật ý nghĩa của sự kiện Tập kết ra Bắc đánh dấu một cuộc dịch chuyển lực lượng lịch sử góp phần cho cuộc đấu tranh thống nhất đất nước. Quyết định đưa cán bộ, chiến sỹ và con em đồng bào miền Nam thể hiện tầm nhìn chiến lược sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng trong việc tạo nền tảng cho việc xây dựng miền Bắc, củng cố lực lượng cho cuộc đấu tranh thống nhất đất nước; thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm của mỗi người dân Việt Nam, khẳng định tình đoàn kết Nam - Bắc một nhà, dân tộc Việt Nam là một. Chương trình cũng góp phần quảng bá, giới thiệu hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh và nâng cao vị thế, uy tín của thành phố đối với bạn bè trong nước và quốc tế.

Chương trình cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm Tập kết ra Bắc - Tình sâu nghĩa nặng gồm 3 chương, trong đó chương 1 với chủ đề “Khát vọng thống nhất” là câu chuyện bối cảnh lịch sử của sự kiện tập kết ra Bắc, những quyết sách đúng đắn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng trong việc chuyển quân. Chương 2 với chủ đề “Một dải sắt son” thể hiện tinh thần, trước quyết định tập kết ra Bắc, lượng quân và dân cả nước cùng chung một lòng quyết tâm thực hiện bằng cả trái tim và nhiệt huyết; Chương 3 “Rạng danh Việt Nam”, truyền tải ý nghĩa của sự kiện tập kết ra mắt đã trở thành bài học lịch sử cho việc xây dựng một kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam.

Theo e-kip sản xuất, mỗi điểm cầu sẽ mang một sắc màu khác nhau. Nếu ở Cà Mau là những bài hát mang đậm chất trữ tình, quê hương Nam bộ, ở Thanh Hoá là không khí sôi nổi với chất nhạc mộc mạc thì Hải Phòng mang sắc màu cổ điển với dàn nhạc dây và hợp xướng trong các tiết mục. Bên cạnh đó, hướng đến sự lan tỏa của chương trình đến với giới trẻ nên trong chương trình, những bài ca đi cùng năm tháng, những ca khúc bất hủ sẽ được phối lại mới hoàn toàn mang hơi thở trẻ trung, hiện đại. Chương trình cũng có sự góp mặt của những gương mặt ca sĩ trẻ như Phương Mỹ Chi, Phạm Anh Duy, Lâm Phúc… Họ sẽ thể hiện các ca khúc cách mạng theo một cách rất riêng, mang hơi thở của thời đại.

DƯỚI ĐÂY LÀ CẬP NHẬT CHƯƠNG TRÌNH CẦU TRUYỀN HÌNH KỶ NIỆM 70 NĂM TẬP KẾT RA BẮC - TÌNH SÂU NGHĨA NẶNG:

21:55 ngày 16/11/2024

Cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm Tập kết ra Bắc - Tình sâu nghĩa nặng được khép lại với màn trình diễn Giai điệu Tổ quốc - Một vòng Việt Nam do các nghệ sĩ ở 3 điểm cầu thể hiện.  Sau 70 năm, vườn ươm đặc biệt của Bác Hồ và chủ trương của Đảng trong những năm kháng chiến đã gợi mở chiến lược giáo dục - đào tạo ngày nay, chú trọng "nguồn lực nội sinh, nhất là nguồn lực con người là quan trọng nhất. Sự kiện những người con miền Nam tập kết ra Bắc đã trở thành huyền thoại về nghĩa Bắc, tình Nam; làm sâu sắc thêm chân lý "nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi". Với những cảm xúc đong đầy trong trái tim, chương trình cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc-Tình sâu nghĩa nặng đã gửi lời tri ân sâu sắc đến các thế hệ đã cống hiến và xây dựng đất nước. Chương trình cầu truyền hình không chỉ là cơ hội để các thế hệ cùng nhau nhìn lại những ký ức lịch sử hào hùng về dấu mốc quan trọng cách đây 70 năm, trân trọng quá khứ, mà còn để phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần yêu nước, khơi dậy khát vọng cống hiến trong những thế hệ người con đất Việt.

undefined - Ảnh 1.

(Ảnh: VGP)

undefined - Ảnh 2.
undefined - Ảnh 3.

21:50 ngày 16/11/2024

Phương Mỹ Chi mang tới chương trình cầu truyền hình ca khúc Máu đỏ da vàng. 

undefined - Ảnh 1.

21:46 ngày 16/11/2024

Một giai đoạn lịch sử không thể quên, ở đó khắc ghi những ý chí kiên cường, tinh thần đoàn kết, Tập kết ra Bắc đã trở thành bài học về tinh thần gắn kết, đùm bọc, sẻ chia của đất nước ta trong nhịp sống hôm nay.  Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn đoàn kết là sức mạnh vô địch của chúng ta. Trong bối cảnh ngày nay, tinh thần Đoàn kết từ sự kiện Tập kết ra Bắc trở thành Bài học lớn để Việt Nam vươn mình. Có thể thấy, suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, đoàn kết luôn là kim chỉ nam cho mọi hành động để giành được thắng lợi vẻ vang. Càng trong khó khăn, gian khổ, sức mạnh đoàn kết càng phát huy giá trị. Ở những thời điểm khó khăn của đất nước, dân tộc, tinh thần đoàn kết một nhà lại hiển hiện rõ rệt. Thời điểm dịch bệnh, đất nước cùng đồng lòng, sẻ chia. Bão lũ thiên tai và đặc biệt ở Cơn bão số 3 hay bão lũ ở miền Trung vừa qua, nhân dân hướng về người anh em ruột thịt... Từ sự đoàn kết đã xây dựng vị thế và tiềm lực của Việt Nam.

21:42 ngày 16/11/2024

Liên khúc Tổ quốc ta chưa đẹp thế bao giờ - Áo mới Cà Mau - Hò sông Mã - Bến cảng quê hương tôi do các nghệ sĩ tại 3 điểm cầu trình diễn mang đến nhiều màu sắc cho chương trình.

undefined - Ảnh 1.
undefined - Ảnh 2.
undefined - Ảnh 3.

21:39 ngày 16/11/2024

Trên những đoàn tàu 0 số tại Hải Phòng, những "hạt giống đỏ" được ươm trồng trên đất Bắc đã quay về xây dựng miền Nam, trở thành lực lượng nòng cốt, góp phần quan trọng vào việc xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng. Giờ đây, nhiều người trong số họ là các cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước, các nhà khoa học, nhà giáo, nghệ sỹ, doanh nhân có uy tín, đóng góp nhiều cho xã hội. Điều đó đã khẳng định cuộc dịch chuyển học sinh quy mô lớn nhất lịch sử được đánh giá thành công trên cả ba phương diện: Rèn luyện con người, mô hình giáo dục và chiến lược đào tạo lâu dài.

undefined - Ảnh 2.

Đó là câu chuyện của Thiếu tướng Trần Văn Niên, người đã tập kết ra Bắc năm 1954, đến năm 1963, sau khi được đào tạo pháo binh, ông trở về miền Nam trên con tàu 0 số huyền thoại từ Hải Phòng hướng về mũi Cà Mau, tham gia chiến đấu chống Mỹ. Hay những chia sẻ của đồng chí Nguyễn Thiện Nhân - Nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, Nguyên Chủ tịch Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Nguyên Bí thư Thành uỷ TP. Hồ Chí Minh và TS. Diệp Ngọc Sương - Nguyên Tổng thư ký Hội Hoá học thành phố Hồ Chí Minh - học sinh miền Nam tập kết ra Bắc. Từ những chính sách, quyết lược trong việc tập kết, đã cho thấy tầm nhìn xa, sâu, rộng của Đảng và Bác Hồ trong việc đào tạo những lớp người kế cận để thực hiện nhiệm vụ cách mạng và xây dựng Đất nước. Cuộc tập kết đã tạo ra một sức mạnh đoàn kết vượt thế kỉ, là cầu nối của nhiều thế hệ để chung sức chung lòng xây dựng chung một cơ đồ Việt Nam. Và những bài học của quyết định lịch sử ấy vẫn còn vẹn nguyên giá trị đến thời điểm hiện tại.

21:30 ngày 16/11/2024

Xúc động câu chuyện tìm kiếm và trao trả hiện vật cho những người con miền Nam tập kết ra Bắc

Có những người, dù đã trải qua bao gian truân, cuộc đời đã đổi thay theo thời gian, nhưng trong lòng họ, miền Bắc vẫn luôn là một phần không thể thiếu, tình cảm với miền Bắc vẫn vẹn nguyên, như một phần hồi ức không thể tách rời. Đến cuối đời, họ vẫn giữ nỗi day dứt khi những kỷ vật của bản thân vẫn chưa trở về với gia đình. Đó cũng là câu chuyện của gia đình bác sĩ Huỳnh Văn Muôn. 

undefined - Ảnh 2.
undefined - Ảnh 3.

Ông Huỳnh Văn Muôn, quê ở Bạc Liêu, tập kết ra Bắc năm 1954. 18 năm sinh sống trên đất Bắc, chàng sinh viên y dược khi đó quyết tâm lên đường để trở về miền Nam chiến đấu. Ông Huỳnh Văn Muôn qua đời năm 2022, gia đình lúc ấy tìm được kỷ vật của ông thời đi B, từ ấy cũng khắc sâu nỗi ước nguyện của gia đình là tìm lại kỷ vật của chồng, cha mình còn lại trên đất Bắc. E-kip chương trình cầu truyền hình đã có hành trình tìm lại kỷ vật của ông Huỳnh Văn Muôn tại Trung tâm lưu trữ quốc gia III, trong đó có những bức thư viết tay đặc biệt.

Trong chương trình, bà Trần Việt Hoa - Giám đốc Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III - đã trao lại hồ sơ kỷ vật của bác sĩ Huỳnh Văn Muôn cho gia đình. 

undefined - Ảnh 4.
undefined - Ảnh 5.
undefined - Ảnh 6.

21:18 ngày 16/11/2024

Tiết mục Dáng đứng Việt Nam được nghệ sĩ từ ba điểm cầu Cà Mau, Thanh Hóa, Hải Phòng cùng trình diễn. 

undefined - Ảnh 1.
undefined - Ảnh 2.
undefined - Ảnh 3.

21:13 ngày 16/11/2024

CHƯƠNG III: RẠNG DANH VIỆT NAM

Từ mái trường học sinh miền Nam, các em nhỏ ngày nào trưởng thành và mang trong mình những lý tưởng cách mạng cao đẹp. Hàng loạt học sinh, sinh viên miền Nam trên đất Bắc đã xung phong lên đường đi B trở về miền Nam chiến đấu để bảo vệ quê hương Tổ quốc. Câu chuyện liệt sĩ, nhà thơ Lê Anh Xuân (Ca Lê Hiến) qua lời kể của người chị gái Ca Lê Hồng đã được chia sẻ trong chương trình cầu truyền hình. Năm 1964, Ca Lê Hiến nhận quyết định đi B. Tại chiến trường miền Nam, ông lấy bút danh là Lê Anh Xuân. Năm 1968, Lê Anh Xuân hy sinh tại Long An trong một trận càn quét của địch. Bài thơ cuối cùng Lê Anh Xuân để lại là bài "Dáng đứng Việt Nam"- bài thơ đã tạc vào thế kỷ hình ảnh của những con người Việt Nam thành đồng - bất khuất.

undefined - Ảnh 2.

21:11 ngày 16/11/2024

Tiết mục Lá thư gửi má - Miền Nam của em do tốp ca cựu học sinh miền Nam và các em thiếu nhi tại điểm cầu Hải Phòng được dàn dựng công phu.

undefined - Ảnh 1.
undefined - Ảnh 2.
undefined - Ảnh 3.

21:09 ngày 16/11/2024

Cuối năm 1954, hệ thống trường học sinh miền Nam ra đời, đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của Bác Hồ, Đảng và Nhà nước. Đội ngũ thầy, cô giáo, cán bộ quản lý, phục vụ được tuyển chọn từ những lực lượng ưu tú của ngành giáo dục tại nhiều địa phương trên cả nước. Họ đã trở thành người cha, người mẹ yêu thương, chăm sóc, đùm bọc học sinh miền Nam. 

undefined - Ảnh 2.

Ký ức của những ngày tháng ấy chưa bao giờ phai mờ trong tâm trí của thầy giáo Lê Ngọc Lập. Thầy giáo Lê Ngọc Lập được lựa chọn trở thành giáo viên của các trường học sinh miền Nam. "Tất cả các anh chị em đều xác định nuôi con mình như thế nào thì nuôi dạy các em như thế", thầy Ngọc Lập tâm sự. 20 năm gắn bó, với học sinh miền Nam, đến tận bây giờ, thầy vẫn giữ nguyên từng kỷ vật về những năm tháng tập kết, đó là cuốn sổ ghi đầu bài đầy đủ tên học sinh, những bài kiểm tra, những lá thư tay của các em học sinh. 

Từ năm 1954 – 1975, có hơn 32.000 học sinh đã học tập trong hệ thống hàng chục trường miền Nam nội trú trên nhiều tỉnh, thành miền Bắc. Những mái trường đã trở thành mái nhà của học sinh miền nam, nơi những người thầy vừa là bạn, vừa là cha, là mẹ.

21:03 ngày 16/11/2024

Những câu thơ trong tác phẩm Nhớ con sông quê hương cất lên đưa khán giả trở lại với những ngày tháng lịch sử của dân tộc, khi tất cả học sinh miền Nam trên đất Bắc đồng loạt mặc áo trắng, để khăn tang vì nghe tin miền Nam chìm trong đau thương và các cuộc thảm sát. Tiếp sau đó là những giai điệu da diết của ca khúc Câu hò bên bến Hiền Lương với giọng ca Phạm Phương thảo và tiết mục Bài ca hy vọng do Phạm Anh Duy trình diễn. 

undefined - Ảnh 1.
undefined - Ảnh 2.
undefined - Ảnh 3.

21:00 ngày 16/11/2024

Câu chuyện của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân mang đến nhiều cảm xúc cho khán giả. Mẹ mang bầu khi đang đi trên tàu, nhà báo Huỳnh Dũng Nhân sinh vào tháng 3/1955. Ngày 21/7/1956, 2 năm sau Hiệp định Geneve là ngày khó quên trong tâm trí của những đứa trẻ miền Nam trên đất Bắc. Họ không thể trở về quê hương, vì đất nước chưa thể thống nhất. TS Mai Liêm Trực kể lại, ai cũng rưng rức vì nỗi nhớ cuộn trào. 

undefined - Ảnh 1.

20:56 ngày 16/11/2024

Câu chuyện về nhạc sĩ Hoàng Việt và sự ra đời của nhạc phẩm Tình ca đã tiếp nối chương trình cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm Tập kết ra Bắc - Tình sâu nghĩa nặng. Sự kết hợp giữa bản phối hiện đại và giọng hát của các thành viên nhóm Oplus đã mang đến nhiều cảm xúc cho người nghe.

undefined - Ảnh 2.
undefined - Ảnh 3.
undefined - Ảnh 4.

20:51 ngày 16/11/2024

Màn trình diễn liên khúc Vọng cổ - Xa khơi do các nghệ sĩ từ hai điểm cầu Thanh Hóa và Cà Mau thể hiện, với giọng ca chính của Hồng Duyên và Minh Ngọc. Tiết mục khiến những khán giả có mặt tại 3 điểm cầu không khỏi xúc động. 

undefined - Ảnh 1.
undefined - Ảnh 2.
undefined - Ảnh 3.
undefined - Ảnh 4.

20:44 ngày 16/11/2024

CHƯƠNG II: MỘT DẢI SẮT SON

70 năm trước, đồng bào Thanh Hoá đã 7 lần đón tiếp hơn 56.000 thương bệnh binh, cán bộ, học sinh và các gia đình miền nam tập kết ra Bắc; đặt những bước chân đầu tiên trên cầu tàu Cảng Hới, Sầm Sơn - vừa bước ra khỏi chiến tranh, còn chịu ảnh hưởng của thiên tai, nhưng bà con đã dốc lòng, dốc sức đùm bọc đồng bào miền Nam. Chính những ký ức trọn nghĩa, vẹn tình ấy khiến “người đến, người ở” vẫn mãi khắc ghi trong tim dù 70 năm đã trôi qua. Chương trình cầu truyền hình đã mang đến cho khán giả câu chuyện của ông Trần Trí Trác, nguyên cán bộ phụ trách thanh niên xã Quảng Tiến, thị xã Sầm Sơn kể về sự hồ hởi của bà con nhân dân Thanh Hoá. Ông xúc động cho biết, người dân xã Quảng Tiến vô cùng tự hào và xúc động, hàng nghìn ngày công lao động của quân và dân đã xây dựng cơ sở để đón tiếp. Quân và dân đã thành lập 12 trạm, xây dựng trên 1.000 nếp nhà, trạm xá... để đón tiếp đồng bào miền Nam. Đội Cánh chim Hoà bình -1954 là những em thiếu niên nhi đồng khi xưa của Tỉnh Thanh Hoá được cử ra để đón tiếp, 70 năm trôi qua, ký ức về những ngày 2 miền hội tụ chưa bao giờ nguôi trong tâm trí của những đội viên nay đã ở tuổi ngoài 80. Ông Nguyễn Đức Lượng - Nguyên Phó Tổng biên tập báo Nhân dân kể lại câu chuyện những người con miền Bắc nhường cơm sẻ áo cho đồng bào miền Nam. Cơm ăn có thể thiếu, có thể đói, nhưng không để con em miền Nam phải nhịn một bữa nào. Đêm lạnh, đồng bào lót rơm, nhường chiếu, nhường chăn cho đồng bào miền Nam.

20:40 ngày 16/11/2024

Màn trình diễn nghệ thuật Liên khúc: Miền Nam nhớ mãi ơn Người - Lời ca dâng Bác do các Võ Hạ Trâm, Thu Thủy, Lâm Phúc và tốp múa ở cả ba điểm cầu cùng thể hiện. Những giai điệu da diết thể hiện tình cảm của đồng bào miền Nam dành cho Bác Hồ. 

undefined - Ảnh 1.
undefined - Ảnh 2.

20:30 ngày 16/11/2024

CHƯƠNG I: KHÁT VỌNG THỐNG NHẤT

Từ quyết sách mang tính lịch sử của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, hơn 7 vạn đồng bào, chiến sỹ miền Nam đã được các tỉnh thành bố trí, đưa đón và sắp xếp cho cuộc chuyển quân lịch sử​. Sự kiện tập kết ra Bắc không chỉ là một yêu cầu từ hiệp định Gionevo mà còn mang ý nghĩa chiến lược, là sự chuẩn bị cho những nhiệm vụ cách mạng tiếp theo. Tinh thần của thời kỳ này được thể hiện sâu sắc qua khẩu hiệu "đi là thắng lợi, ở là quang vinh".

undefined - Ảnh 2.

Sau 70 năm, nhiều nhân chứng có mặt trong sự kiện đặc biệt ấy giờ đã trở thành các ông, các bà, cô bác… Họ chính là những nhân chứng của cuộc dịch chuyển lực lượng  lịch sử - cuộc Tập kết vĩ đại , đang có mặt trong chương trình. Thời gian có thể phai mờ đi những dấu vết trên bức ảnh, nhưng hồi ức của họ về những ngày này 70 năm về trước chắc chắn vẫn còn vẹn nguyên. Chính tại Tượng đài Chuyến tàu Tập kết ra Bắc, tỉnh Cà Mau, đã có những con người sẵn sàng lên đường, gác lại những nỗi nhớ nhà, nhớ mẹ cha để háo hức đến gần với Đảng, với Bác Hồ, đến với những người đồng bào miền Bắc ruột thịt thân yêu. Những hình ảnh tư liệu lịch sử về thời khắc ấy đã được gửi tới khán giả truyền hình trên khắp cả nước. Trong đó, có câu chuyện của của gia đình ông Nguyễn Thanh Bảy và bà Nguyễn Thị Thu Hường – những người em vợ của đồng chí Phan Trọng Tuệ. Dù không thuộc diện đi tập kết, nhưng họ vẫn xung phong lên đường, chấp nhận xa gia đình, quê hương để ra với đồng bào miền Bắc


20:28 ngày 16/11/2024

Tổng Bí thư dự Cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc tại Cà Mau

Bến Sông Đốc - Cà Mau, nơi địa đầu Tổ quốc, cũng là điểm cầu chính trong chương trình cầu truyền hình kỉ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc – Tình sâu nghĩa nặng.  Cách đây 70 năm, nơi đây đã diễn ra 200 ngày Tập kết để đưa cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam ra Bắc sinh sống và học tập. Bến Sông Đốc giờ đây đã trở thành di tích lịch sử, ghi dấu một trang sử vàng trong quá trình xây dựng miền Bắc, đấu tranh, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 

undefined - Ảnh 1.

Tại điểm cầu Cà Mau, chương trình có sự tham dự của đồng chí Tô Lâm - Tổng bí thư BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân - Nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, Nguyên Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam; đồng chí Lê Hồng Anh - Nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, Nguyên Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng; đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; đồng chí Đỗ Văn Chiến - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đồng chí Nguyễn Duy Ngọc - Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; đồng chí Nguyễn Tiến Hải - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Cà Mau, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau và các đồng chí Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng...

Tại điểm cầu Hải Phòng, đến dự chương trình có đồng chí Nguyễn Hòa Bình -  Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam; đồng chí Lê Tiến Châu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành uỷ, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng. Điểm cầu Hải Phòng là Nhà hát Thành phố Hải Phòng là nơi lưu dấu những kỷ niệm không thể nhạt phai trong ký ức các thế hệ học sinh miền Nam từng học tập và sinh sống. Đến năm 1955, trên toàn miền Bắc có khoảng 32.000 học sinh, riêng Hải Phòng đón 15.000 học sinh học tập tại gần 20 ngôi trường. Thành phố cảng thật sự là nơi "ân nặng tình sâu" một thời đùm bọc, sẻ chia, trở thành quê hương yêu dấu thứ hai của những người con miền Nam. Dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, biết bao thế hệ cán bộ, lãnh đạo đã trưởng thành và cống hiến, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng vững mạnh, phồn vinh và hạnh phúc.

undefined - Ảnh 2.
undefined - Ảnh 3.

Tại điểm cầu Thanh Hóa, chương trình có sự tham gia của đồng chí Lê Hoài Trung – Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương; đồng chí Nguyễn Doãn Anh - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tình uỷ Thanh Hoá; cùng lãnh đạo các Ban, bộ, ngành, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương ... Đặc biệt, ở cả ba điểm cầu, chương trình còn có sự góp mặt của các nhân chứng của sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc và đông đảo bà con nhân dân tỉnh Cà Mau, Thanh Hoá và thành phố Hải Phòng. 

20:12 ngày 16/11/2024

Đại cảnh nghệ thuật "Ta đi tới" với sự góp mặt của đông đảo nghệ sĩ tại 3 điểm cầu Hải Phòng, Thanh Hóa và Cà Mau mở màn cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm Tập kết ra Bắc - Tình sâu nghĩa nặng. "Bắc Nam như cội với cành/Anh em ruột thịt, đấu tranh một lòng/Rồi đây thống nhất thành công/Bắc Nam ta lại vui chung một nhà” - những câu thơ chúc Tết 1964 của Chủ tịch Hồ Chí Minh một lần nữa thể hiện ý nguyện thiêng liêng của Người về độc lập - thống nhất cho dân tộc Việt Nam. Trong đó, đồng bào miền Nam luôn trong trái tim của Người.

undefined - Ảnh 1.
undefined - Ảnh 2.
undefined - Ảnh 3.
undefined - Ảnh 4.
undefined - Ảnh 5.
undefined - Ảnh 6.
undefined - Ảnh 7.
Lên trên

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục.
Xin hãy đợi 60 giây nữa.