OceanGate Expeditions, công ty chủ quản của chiếc tàu lặn Titan mất tích ở vùng biển xa xôi ngoài Bắc Đại Tây Dương hôm Chủ nhật, đã tiến hành các cuộc thử nghiệm tàu từ đầu năm 2018, bên ngoài bến du thuyền tại trụ sở chính ở Everett, Washington.

Tàu Titan được kéo ra khỏi bến cảng, chuẩn bị cho buổi lặn thử

Một hành khách bước vào trong tàu. Các thành viên trong tàu sau đó sẽ siết chặt các khe hở bằng khóa từ bên trong.

Phần đuôi của con tàu

Ông Stockton Rush (phải) trong buổi họp an toàn trước buổi lặn thử
Những bức hình vừa được tờ New York Times đăng tải, là từ một trong những lần lặn thử nghiệm nước mặn đầu tiên của con tàu. Tàu Titan được làm bằng sợi carbon và titan, được quảng cáo là tàu lớn nhất thuộc loại này trên thế giới. Vào thời điểm đó, công ty cho biết tàu Titan được thiết kế để lặn sâu hơn nhiều so với các tàu lặn trước đó và được làm từ vật liệu hiện đại hơn.
Công ty đã công bố kế hoạch đưa khách thăm xác tàu Titanic vào năm 2017, khi người đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành – Stockon Rush nhấn mạnh tính chất hiếm có của trải nghiệm này – "Kể từ khi nó chìm cách đây 105 năm, chưa đến 200 người từng đến thăm xác tàu, ít hơn nhiều so với những người đã bay vào vũ trụ hoặc chinh phục đỉnh Everest" – ông này nói trong một thông cáo vào thời điểm đó.
Công ty cũng khẳng định năm 2018 rằng trọng lượng nhẹ và cơ chế phóng – thu hồi của Titan sẽ khiến nó trở thành "lựa chọn khả thi hơn về mặt tài chính cho những cá nhân quan tâm tới việc khám phá đại dương sâu thẳm".
Nhưng ngay trước cuộc thử nghiệm lặn nước mặn hồi tháng 4/2018, các chuyên gia trong và ngoài công ty đã bắt đầu cảnh báo về các vấn đề "thảm khốc" có thể xảy ra với kiểu dịch vụ trải nghiệm này.
Bạn không thể gửi bình luận liên tục.
Xin hãy đợi 60 giây nữa.