Philippines phát triển giống lúa thích nghi biến đổi khí hậu

Ban Thời sự

21/04/2023 14:09 GMT+7

VTV.vn - Các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế có trụ sở tại Philippines đang phát triển các giống lúa mới.

Đây là các giống lúa có khả năng chống chịu tốt hơn trước các tác động của biến đổi khí hậu. Những nghiên cứu trên được cho là rất có ý nghĩa nhằm đảm bảo phát triển nền nông nghiệp bền vững.

Sử dụng một phương pháp nhân giống tiên tiến, các nhà khoa học có thể phát hiện các gen từ hạt gạo đã có sẵn những đặc điểm mong muốn và kết hợp chúng vào các giống lúa khác để tăng năng suất.

Ông Shalabh Dixit, thuộc Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế, nói: "Nhiệt độ tăng đôi khi dẫn đến giảm năng suất lúa. Khi nước biển dâng, vùng ven biển bị ngập trong nước mặn, độ mặn tăng lại là một khía cạnh giảm năng suất. Tất cả những yếu tố này thực sự ảnh hưởng đến năng suất lúa ở các khu vực trồng trọt khác nhau".

Philippines phát triển giống lúa thích nghi biến đổi khí hậu - Ảnh 1.

Các giống lúa đang được nghiên cứu sẽ có khả năng chống chịu tốt hơn trước các tác động của biến đổi khí hậu. (Ảnh: International Rice Research Institute)

Hiện nay, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế đang tập trung nghiên cứu những giống lúa chịu hạn, chịu ngập, chịu mặn và các giống lúa khác.

Ông Shalabh Dixit cho biết: Điều chúng tôi hy vọng là những giống lúa này sẽ giúp cải thiện tính ổn định và giảm rủi ro trong canh tác, để nông dân có thể, thu nhập tốt hơn và chi phí sản xuất thấp hơn".

Các nhà nghiên cứu hy vọng, những giống cây trồng này sẽ chống chọi tốt hơn với môi trường khắc nghiệt như hạn hán, lũ lụt và mực nước biển dâng, qua đó giúp nông dân trở nên kiên cường hơn và đối phó tốt hơn với tác động của biến đổi khí hậu.

Trung Quốc thử nghiệm giống lúa “khổng lồ” Trung Quốc thử nghiệm giống lúa “khổng lồ”

VTV.vn - Một giống lúa mới "khổng lồ" đang được trồng thử nghiệm ở thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc. Kết quả ban đầu rất đáng khả quan với năng suất ước tính trên 12 tấn/ha.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục.
Xin hãy đợi 60 giây nữa.