Việc phóng tên lửa H3 của Nhật Bản nhằm nâng cao độ chính xác của hệ thống định vị toàn cầu, phục vụ nhiều ứng dụng công nghệ tiên tiến.
Tên lửa H3 - một phương tiện phóng hai tầng sử dụng nhiên liệu lỏng - đã được phóng đi vào khoảng 17h30 ngày 2/2 (giờ địa phương, tức khoảng 15h30 theo giờ Việt Nam) từ Trung tâm Vũ trụ Tanegashima, tỉnh Kagoshima, vùng Tây Nam Nhật Bản.
Đây là lần phóng thành công liên tiếp lần thứ 4 đối với H3 sau thất bại vào năm 2023.

Tên lửa H3 này mang theo một vệ tinh nhằm cải thiện độ chính xác của dữ liệu định vị toàn cầu phục vụ cho nhiều ứng dụng khác nhau (Ảnh: Kyodo)
Vệ tinh Michibiki số 6 sẽ hoạt động cùng các vệ tinh đã có sẵn mà trước đó đã được phóng lên quỹ đạo, giúp giảm sai số định vị xuống chỉ còn vài cm. Theo kế hoạch, hệ thống này sẽ hoạt động với 7 vệ tinh Michibiki vào năm tài chính 2026 (bắt đầu từ ngày 1/4/2026). Nhật Bản sẽ bắt đầu phát triển thêm 4 vệ tinh dự phòng từ năm tài chính 2025.
Hiện tại, các vệ tinh Michibiki được đánh số từ 1 đến 4 đang hoạt động ổn định. Vệ tinh Michibiki được đánh số 6 vừa được phóng lên sẽ trở thành vệ tinh thứ 5 trong hệ thống.
Nhật Bản ưu tiên phóng vệ tinh số 6 trước số 5 là để đảm bảo vị trí quỹ đạo trong bối cảnh cạnh tranh không gian ngày càng khốc liệt.
Bạn không thể gửi bình luận liên tục.
Xin hãy đợi 60 giây nữa.