Thấp còi là vấn đề nhiều trẻ em Việt Nam gặp phải. Có 4 yếu tố chính quyết định đến chiều cao của trẻ mà không chỉ phụ thuộc vào gen như nhiều người suy nghĩ.
"Gen chi phối đến chiều cao của trẻ chỉ chiếm 22 - 23%. Yếu tố hàng đầu quyết định đến chiều cao là dinh dưỡng, vì vậy bố mẹ phải đảm bảo đủ chất cho trẻ.
Ngoài ra, bố mẹ cũng cần giữ cho trẻ không bị tái phát các bệnh nhiễm khuẩn bởi các bệnh lý như nhiễm khuẩn đường hô hấp khiến trẻ hay phải sử dụng kháng sinh - yếu tố làm hạn chế sự hấp thu các chất như canxi.
Bên cạnh đó, thói quen sinh hoạt của trẻ như thời gian đi ngủ cũng, sự vận động cũng ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao...", Tiến sĩ Phan Bích Nga - Viện Dinh Dưỡng, Bộ Y tế - cho biết.

Phát triển chiều cao cho con ngày càng dành được nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh
Chiều cao của mỗi người bắt đầu phát triển từ lúc còn trong bào thai mẹ cho đến khi 25 tuổi. Tuy nhiên, có một số giai đoạn đặc biệt quan trọng cần tập trung dinh dưỡng để thúc đẩy chiều cao cho trẻ.
"Từ lúc người mẹ mang thai đến khi trẻ được 2 tuổi là giai đoạn phát triển chiều cao nhiều nhất ở trẻ. Ngoài ra, giai đoạn tốt nhất để thúc đẩy chiều cao là giai đoạn tiền dậy thì và giai đoạn dậy thì", Tiến sĩ Phan Bích Nga cho biết thêm.

Theo Tiến sĩ Phan Bích Nga (Viện Dinh dưỡng Quốc gia),"chìa khóa" quyết định đến chiều cao của trẻ là dinh dưỡng.
Để thúc đẩy chiều cao cho người Việt Nam, Việt Nam đã có Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020. Tuy nhiên, Nhà nước cần ưu tiên nguồn lực cho các địa phương đặc biệt khó khăn để người dân tiếp cận với các dịch vụ y tế và xã hội. Ngoài ra, cần tăng cường cam kết của nhà nước, các tổ chức đối với phòng chống suy dinh dưỡng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TVOnline!
Bạn không thể gửi bình luận liên tục.
Xin hãy đợi 60 giây nữa.