
Một trong những vị thuốc quen thuộc, được dùng rộng rãi cả trong ẩm thực lẫn trị liệu, chính là vỏ quýt (hay còn gọi là trần bì).
Vỏ quýt có nhiều công dụng, không chỉ là thành phần quan trọng của nhiều đơn thuốc mà còn tạo hương vị khi pha trà, nấu cháo, hầm canh, làm thức ăn vặt... Vỏ quýt có vị ngọt, đồng thời có thể có tác dụng khử mùi lạ, tăng thêm hương thơm và độ tươi. Khi nấu vỏ quýt với thịt sẽ giảm bớt độ nhờn.
Vỏ quýt chứa tinh dầu dễ bay hơi, hesperidin, vitamin B và C, ancaloit và các thành phần khác, có tác dụng kích thích nhẹ đối với đường tiêu hóa, thúc đẩy tiêu hóa, giảm ho và đờm, kháng khuẩn và chống viêm.

Vỏ quýt là một vị thuốc để nấu ăn hàng ngày.
Khi kết hợp với chanh thì vỏ quýt giúp làm dịu gan, điều hòa khí và giảm các triệu chứng như đầy bụng, đau dạ dày, nấc cụt, ợ hơi. Kết hợp với hoa hồng sẽ hỗ trợ điều hòa khí và giảm căng thẳng, giúp làm đẹp da, rất phù hợp với phụ nữ. Khi dùng chung với lá sen sẽ tăng cảm giác ngon miệng, giải khát, tiêu đờm và cải thiện tiêu hóa. Nếu phối hợp với hạnh nhân, có tác dụng giảm ho, tiêu đờm, hỗ trợ điều trị hen suyễn. Trong khi đó, kết hợp với gừng giúp xua tan cảm lạnh nhẹ, làm ấm tỳ vị và tiêu đờm hiệu quả.
Vỏ quýt còn có tác dụng chống say tàu, xe. Khoảng 1 giờ trước khi lên xe, bạn nên ngậm 1 ít kẹo vỏ quýt, ô mai vỏ quýt hoặc ngậm vỏ quýt ngâm đường, cứ 20 phút/lần. Kết hợp cùng tinh dầu vỏ quýt tươi làm thư giãn thần kinh trong quá trình di chuyển.
Nghiên cứu hiện đại cho thấy vỏ quýt còn có tác dụng ức chế nấm phát triển nên có thể dùng để điều trị bệnh nấm da. Giảm trầm cảm là một trong những tác dụng khác của vỏ quýt. Theo quan điểm của y học cổ truyền, trầm cảm thường liên quan đến tình trạng ứ trệ khí gan, rối loạn tỳ vị và đờm và ẩm ướt nội sinh. Gan có chức năng điều hòa khí và khi cảm xúc không được ổn định, tình trạng ứ trệ khí gan và khó chịu sẽ xảy ra, điều này sẽ ảnh hưởng đến chức năng của tỳ vị, hình thành một vòng luẩn quẩn. Vỏ quýt có thể làm dịu chính xác khí gan, tăng cường tỳ vị và loại bỏ ẩm ướt, tấn công trực tiếp vào cốt lõi của bệnh trầm cảm.
Để làm thuốc từ vỏ quýt cần có quá trình chế biến phức tạp. Chỉ có vỏ quýt chín đã được ủ tự nhiên hơn 3 năm mới được tạo thành vị thuốc. Xử lý vỏ quýt không đúng cách có thể gây ra nấm mốc và côn trùng xâm nhập, có hại cho sức khỏe như dễ gây tổn thương cho dạ dày, gan và thận. Ngoài ra, bề mặt vỏ quýt tự làm cũng dễ bị tồn dư thuốc trừ sâu, uống trực tiếp với nước có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Pha trà vỏ quýt là món quen thuộc, dễ thực hiện và được nhiều người yêu thích:
Lấy 3 đến 5 gam vỏ quýt, cắt thành từng miếng nhỏ, rửa sạch bụi bẩn rồi cho vào tách trà.
Thêm nước sôi, ngâm trong 1 phút và đổ nước đi.
Đổ nước sôi vào, đậy nắp ấm trà và ngâm trong khoảng 1 phút, sau đó ngâm thêm 3 đến 5 phút trước khi uống. Phần vỏ quýt sau khi uống trà có thể ăn được.
Tuy nhiên, loại trà này không nên uống liên tục trong thời gian dài, và liều lượng mỗi lần không nên quá lớn.

Không nên dùng vỏ quýt thường xuyên mà cần có ý kiến chuyên môn. (Ảnh: Weibo)
Dù có nhiều lợi ích, vỏ quýt không thích hợp cho mọi đối tượng. Dưới đây là bốn nhóm người cần tránh hoặc thận trọng khi sử dụng:
- Người đang dùng thuốc tây: Các hoạt chất trong vỏ quýt, đặc biệt là tinh dầu dễ bay hơi, có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ và chuyển hóa một số loại thuốc tây. Do đó, không nên uống thuốc cùng nước vỏ quýt hoặc dùng đồng thời nếu không có chỉ định của bác sĩ.
- Khi bụng đói không nên dùng vì loại thực phẩm này thúc đẩy bài tiết dịch tiêu hóa, nếu dùng khi bụng rỗng có thể gây tăng tiết axit, dẫn đến đau dạ dày hoặc khó chịu đường tiêu hóa.
- Phụ nữ mang thai: Thể trạng khi mang thai thay đổi phức tạp, nên bất kỳ vị thuốc nào, dù là thảo dược, cũng cần có chỉ định cụ thể.
- Người bị mất ngủ, mộng mị, có khí hư: Vỏ quýt tính cay nóng, dễ làm cơ thể sinh nhiệt. Với người thể chất suy yếu, hay mất ngủ, vỏ quýt có thể khiến tình trạng trầm trọng thêm, ảnh hưởng tiêu cực đến miễn dịch và tinh thần.
Bạn không thể gửi bình luận liên tục.
Xin hãy đợi 60 giây nữa.