Toàn cảnh Hội thảo Đặc khu - Thể chế, chính sách và kỳ vọng thành công

VTV News

18/05/2018 06:54 GMT+7

VTV.vn - Hội thảo "Đặc khu - Thể chế, chính sách và kỳ vọng thành công" đã được tổ chức vào sáng nay (18/5) với sự tham dự của hơn 500 khách mời.

Trong ít ngày tới, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV sẽ chính thức được khai mạc. Một trong những đạo luật đáng chú ý nhất sẽ được đưa ra thảo luận và có thể thông qua lần này chính là Luật Đơn vị Hành chính Kinh tế đặc biệt, hay còn gọi là Luật Đặc khu bởi lần đầu tiên, đạo luật này được xây dựng, cho sự ra đời chính thức của 3 đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt ở 3 miền: Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang).

Các đặc khu được kỳ vọng sẽ là những cực tăng trưởng mới, lan tỏa sự phát triển ra toàn nền kinh tế. Đồng thời, đây cũng sẽ là nơi thí điểm những thể chế vượt trội, những chính sách ưu đãi đặc biệt, chưa từng có tiền lệ để thu hút đầu tư.

Tốc độ nền kinh tế Việt Nam đang có dấu hiệu phát triển chậm lại sau nhiều năm tăng trưởng khá. Hàng trăm khu kinh tế, khu công nghiệp, chế xuất từng hút gần một nửa vốn đầu tư nước ngoài nay đang giảm dần sức hấp dẫn. Trong khi, áp lực cạnh tranh với các nền kinh tế khác đang ngày càng gay gắt.

Tiềm năng, lợi thế tự nhiên và nguồn lực của đất nước đã dần tới hạn. Không thể đầu tư dàn trải, thay vào đó là sự tập trung cho một số đầu tàu kéo tăng trưởng cả nước đi lên. Một động lực đột phá mới như đặc khu là điều mà Việt Nam đang cần lúc này. Đây được kỳ vọng sẽ tạo sân chơi mới với các ưu đãi vượt trội, thu hút làn sóng đầu tư khắp thế giới.

Để có cái nhìn bao quát về chủ đề này, Trung tâm Tin tức VTV24 - Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp cùng Viện Kinh tế Việt Nam đã tổ chức Hội thảo Đặc khu - Thể chế, chính sách và kỳ vọng thành công vào lúc 8h00 hôm nay (18/5) tại Hà Nội.

Sự kiện có 3 phiên thảo luận chính là: Quan điểm nền tảng về đặc khu, Cơ chế, chính sách đặc biệt tại đặc khu và kinh nghiệm quốc tế, Tổ chức chính quyền đặc khu và kinh nghiệm quốc tế.

Tham gia hội thảo là hơn 500 khách mời gồm có các nhà đầu tư, doanh nghiệp, chuyên gia trong và ngoài nước, đại diện các cơ quan Đảng, Quốc hội và Chính phủ, chính quyền địa phương.

Nhìn lại toàn cảnh Hội thảo Đặc khu - Thể chế, chính sách và kỳ vọng thành công trong bài viết này:

12:24 ngày 18/05/2018

TS. Trần Đình Thiên - Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam phát biểu bế mạc kết thúc cuộc hội thảo hôm nay

qx5a3672
 

12:10 ngày 18/05/2018

Bà Liu cũng chia sẻ thêm kinh nghiệm của Trung Quốc:

- Ở gia đoạn đầu, Trung Quốc xác định mô hình chính là trung ương vĩ mô, uỷ ban sẽ thực thi ở mức cụ thể

- Cấp trung ương đã đề ra các luật định thì các đơn vị phía dưới sẽ ko có thay đôi gì quá lớn

Ví dụ: Khu công nghiệp Tô Châu - Singapore là mô hình kcn lớn ở TQ, với cơ chế quản lý, họ có con dấu ngang với tỉnh, chúng tôi cung cấp quyền hạn lớn cho kcn này để họ phát triển tốt nhất.

Hay như đặc khu Tiên Hải, nằm trong đặc khu Thẩm Quyến, là một đặc khu nằm trong đặc khu một đặc khu mới nhưng chúng tôi dành cho quyền hạn lớn cho đặc khu này. Nó là đặc khu mới nhưng lại phát triển rất nhanh.

*Tại Trung Quốc, với hệ thống luật từ trên rồi thì phía dưới chỉ cần thực hiện, chúng tôi có uỷ ban giám sát riêng cho đặc khu, giám sát về luật phát cũng như những gì đặc khu này làm được

*Tại sao phải tập trung vào bộ máy đặc khu:

1. tinh giảm bộ máy

2. tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, ko cần phải đi đến quá nhiều bộ ngành làm nhiều thủ tục, mà họ chỉ cần đến bộ máy của đặc khu mà thôi

*Với chính sách phát triển những người tài cho đặc khu:

- Xây dựng cơ quan giám định: tuyển nhân tài với mức lương tốt hơn, cơ quan giám định này có quyền lực cao hơn doanh nghiệp nhưng thấp hơn cơ quan cùa nhà nước. Nhưng nó sẽ dễ dàng hơn trong việc tuyển dụng và đưa ra được mức lương hợp lý.

Cuối cùng, trong quản lý thì nên kết hợp với yếu tố của thị trường, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý và xây dựng được mô hình đặc khu thành công

 

 

11:57 ngày 18/05/2018

Ông Huỳnh Quang Hưng - Đại diện tỉnh Kiên Giang:

Ông Huỳnh Quang Hưng - Đại diện tỉnh Kiên Giang:

287 dự án của các nhà đầu tư tại Kiên Giang. Các thủ tục hành chính từ xin chủ trương, lập dự án, bồi thường... rất nhiều. Nếu luật mới đây hợp nhất chỉ có duy nhất Chủ tịch đặc khu - người được giao quyền nhiều hơn thì mô hình sẽ gọn nhẹ và nhà đầu tư sẽ được hưởng lợi nhiều hơn.

qx5a3637
 

11:56 ngày 18/05/2018

Ông Phạm Trung Tuấn - Phó Vụ trưởng Vụ chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ

Ông Phạm Trung Tuấn - Phó Vụ trưởng Vụ chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ

Theo cá nhân tôi phân quyền cho Chủ tịch Đặc khu quá mạnh nhưng cần hoàn thiện dự thảo luật. Bên cạnh đó, tôi băn khoăn về việc triển khai và đi vào thực tiến sẽ như thế nào? Ngoài ra việc tổ chức bộ máy nhân sự sẽ như thế nào? Để đảm bảo yêu cầu phát triển đặc khu cần có nguồn nhân lực tốt để quản lý đặc khu. Việc tuyển dụng công chức đặc khu sẽ như thế nào? Chế độ tiền lương với cán bộ công chức ở đây sẽ như thế nào cho tương xứng với quyền hạn, nhiệm vụ?

Người đứng đầu đặc khu phải là người tài giỏi, có nhiều tố chất đặc biệt.

Bầu cử Hội đồng nhân dân đặc khu sẽ trình dự án luật làm sao cho hợp lý.

Nguồn nhân lực thì theo cơ chế tuyển dụng, tiền lương đã có trong dự thảo luật

Xây dựng bộ máy nhân lực đặc khu đã có nhiều thay đổi, chuyển từ cán bộ thuộc các ban nghành tỉnh và tuyển dụng mới.

 

qx5a3639
 

11:28 ngày 18/05/2018

Mô hình tổ chức chính quyền Đặc khu trong Dự thảo

 

11:28 ngày 18/05/2018

Những điều cốt lõi mà bà Liu RongXin chia sẻ:

1. Quản lý ĐKKT là sự kết hợp giữa quản lý kinh tế và quản lý xã hội, liên quan đến các lĩnh vực đất đai, phê duyệt dự án, đầu tư, thuế, ngoại hối, lao động, môi trường và hàng loạt những chính sách ưu đãi. Đây là hệ thống rất phức tạp, trong đó quan trọng nhất là nắm bắt được mối quan hệ giữa Chính phủ và thị trường

2. Kinh nghiệm quản lý Đặc khu Kinh tế vừa phải kết hợp những kinh nghiệm tiên tiến trên thế giới, vừa vận dụng linh hoạt theo tình hình thực tế nội tại của đất nước, từ đó xây dựng cơ chế quản lý mang đặc sắc của nước mình.

3. Do tính chất phức tạp của cơ chế quản lý ĐKKT, nên vấn đề lập pháp ở cấp quốc gia không nên quá chi tiết, mà có thể có thêm các quy định hỗ trợ chi tiết khi thực hiện, để điều chỉnh linh hoạt theo yêu cầu phát sinh trong quá trình vận hành.

11:27 ngày 18/05/2018

Chia sẻ của bà Liu RongXin

Bà có chia sẻ kinh nghiệm của Trung Quốc và một số nước về cơ chế quản lý đặc khu kinh tế.

Kinh nghiệm của Trung Quốc: vai trò chủ đạo của chính phủ và cơ chế thị trường được phát huy

Qua đó, chính phủ cần thành lập cơ chế hạ tầng tôn trọng quy tắc thị trường. Bên cạnh đó thì thị trường cần: phân bổ nguồn lực, thu hút đầu tư, sách lược đầu tư

Hai xu thế cần tránh đó là:

1. bỏ qua vai trò của chính phủ

2. chủ nghĩa can thiệp quá sâu: nếu chính phủ can thiệp quá sâu sẽ mất đi tính điều tiết của thị trường

 

 

11:14 ngày 18/05/2018

Bà Liu RongXin - Giám đốc trung tâm phát triển kế hoạch khu vực, Viện phát triển Trung Quốc:

Bà Liu RongXin - Giám đốc trung tâm phát triển kế hoạch khu vực, Viện phát triển Trung Quốc:

1. Điểm cốt lõi trong cơ chế quản lý Đặc khu Kinh tế của Trung Quốc:  Sự kết hợp giữa Chính phủ và Thị trường

2. Kinh nghiệm phát triển Đặc khu Kinh tế của Ethiopia - Thiết kế Cơ chế quản lý

3. Đặc khu Kinh tế Pointe Noire – Cộng hòa Congo – Vấn đề lập pháp được đặt lên hàng đầu

qx5a3586
 

11:12 ngày 18/05/2018

Ông Trần Đạo Đức - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn CEO:

Ông Trần Đạo Đức - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn CEO:

Hiện nay, Ceo mong muốn là nhà đầu tư chiến lược tại Phú Quốc, nhưng chúng tôi cũng mong muốn sự an toàn, minh bạch cho các nhà đầu tư yên tâm.

Để triển khai một dự án chúng tôi phải di chuyển 3 nơi là UBND Huyện, UBND Tỉnh và chủ tịch đặc khu.

qx5a3544
 

 

11:10 ngày 18/05/2018

Phiên 3: Chính Quyền đặc khu và kinh nghiệm Quốc tế

Phiên 3: Chính Quyền đặc khu và kinh nghiệm Quốc tế

Điều phối: Ông Nguyễn Văn Phúc - Chuyên gia độc lập dự án Luật Đơn vị hành chính Kinh tế đặc biệt.

Diễn giả:

1. GS.TS Trần Ngọc Đường - Nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội, Chủ tịch hội đồng tư vấn Dân chủ và pháp luật thuộc UBTWMTTQVN

2. Ông Phạm Trung Tuấn - Phó Vụ trưởng Vụ chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ

3. Ông Huỳnh Quang Hưng - Đại diện tỉnh Kiên Giang

4. TS. Liu Rongxin - Chuyên gia cao cấp Viện Nghiên cứu phát triển Trung Quốc,

5. Ông Trần Đạo Đức - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Ceo

qx5a3641
 

11:08 ngày 18/05/2018

Kinh nghiệm quốc tế về chính sách ưu đãi của 1 đặc khu thành công

 

11:07 ngày 18/05/2018

Ông Nguyễn Thanh Hòa - Giám đốc Pháp lý KPMG

Ông Nguyễn Thanh Hòa - Giám đốc Pháp lý KPMG đề cập đến hai tiêu chí mà nhà đầu tư cần quan tâm:

1. Thể chế, minh bạch chính sách

2. Cơ sở hạ tầng

Ông muốn nhấn mạnh cơ sở hạ tầng, đặc biệt trong lĩnh vực logictis, ưu đãi trong ngành nghề, hiệu quả chính sách ưu đãi về thuế, cụ thể vấn đề thực thi chính sách thuế, chính sách không nhất quán trong thực thi thu thuế, văn bản công văn chỉ thị chỉ đạo trong việc áp dụng của cơ quan thuế.

Ảnh hưởng: nhà đầu tư không thực hiện được ưu đãi: ví như địa chỉ, tên,... bị thiếu, những hoá đơn không được dùng, doanh nghiệp không được dùng những hoá đơn đó, doanh nghiêp sẽ không được hoàn thuế.

10:30 ngày 18/05/2018

Chúng ta có 2 nhóm chính sách:

1. miễn giảm thuế

2. thể chế, hành chính, cấp phép đầu tư, ngành nghề kinh doanh

3. mô hình chính quyền,...

Viêt Nam mới nhất thế giới về mở về thương mại, đầu tư, mở về tín dụng

Những nội dung chính trong phiên thảo luận này, bàn về:

1. 1 số chính sách liên quan tài chính,

2. Chính sách liên quan đến phi tài chính

10:30 ngày 18/05/2018

Ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng Vụ quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch đầu tư:

Chúng ta tạo ra môi trường Quốc tế an toàn, xác định một số ngành nghề trọng điểm, phù hợp với tiềm năng nước ta, thu hút các dự án công nghệ cao, khởi nghiệp sáng tạo công nghiệp văn hoá du lịch.

Cơ chế chính sách tập trung đầu tư vào những mục tiêu này. Tạo sân chơi mới cho các doanh nghiệp. Xây dựng cơ chế chính sách vượt trội cho khu kinh tế hiện nay. Bên cạnh đó, cạnh tranh được với quốc tế Cần có những chính sách ưu đãi cho những ngành nghề ưu tiên.

10:21 ngày 18/05/2018

Những ưu đãi chính sách đặc biệt trong Dự thảo Luật Đơn vị Hành chính Kinh tế đặc biệt

 

10:20 ngày 18/05/2018

Cuối cùng, điều mà ông Teo Eng Cheong muốn chia sẻ đó là ĐKKT có thể là một chương trình hiệu quả đối với phát triển kinh tế. Tuy nhiên, rất nhiều ĐKKT thất bại vì các mục tiêu không rõ ràng, hạn chế trong tự do hóa chính sách, lựa chọn địa điểm sai, thiết kế tồi hoặc quản lý kém hiệu quả. Mặt khác, nếu ĐKKT có một tầm nhìn rõ ràng, thay đổi chính sách táo bạo, lựa chọn địa điểm cẩn thận, thiết kế thông minh và quản lý chặt chẽ sẽ là một cơ hội tốt để thành công.

10:20 ngày 18/05/2018

Phiên 2: Cơ chế chính sách đặc biệt tại đặc khu và kinh nghiệm quốc tế

Phiên 2: Cơ chế chính sách đặc biệt tại đặc khu và kinh nghiệm quốc tế

Điều phối: TS Trần Du Lịch - Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính Phủ

Diễn giả:

Ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng vụ quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch đầu tư

Ông Đào Công Thiên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa

Mr Teo Eng Cheong - Tổng giám đốc Tập đoàn Surbana jurong Singapore

GS. Agustine Hà Tôn Vinh - Tổng Giám đốc Công ty quản lý Stellar

Ông Trần Đạo Đức - Phó Tổng giám đốc tập đoàn CEO

Ông Nguyễn Thanh Hòa - Giám đốc Pháp lý KPMG

qx5a3489
 

10:19 ngày 18/05/2018

ĐKKT sẽ tồn tại hàng thập kỷ và lợi ích của nó có thể chỉ thấy được nhiều năm sau khi được xây dựng. Do đó, công tác quản lý dài hạn ở ĐKKT cần phải hiệu quả. Đội ngũ quản lý cần phải giữ vững tầm nhìn của ĐKKT, tuân thủ theo quy hoạch tổng thể và cần phải có sự tự tin và linh hoạt để phục vụ cho các thay đổi từ nhu cầu khách hàng, dân số, và tiến bộ công nghệ.

10:19 ngày 18/05/2018

Công tác quy hoạch tổng thể cần phải được tích hợp tốt với các khu vực lân cận và bù đắp cho sự thiếu hụt về tiện ích như nhà ở, trường học, cơ sở y tế. Đôi khi, một khu đô thị hoàn chỉnh cần phải được quy hoạch và phát triển kế bên ĐKKT.

10:18 ngày 18/05/2018

Địa điểm của ĐKKT là một yếu tố quan trọng khác. Nếu một ĐKKT với mục tiêu phục vụ xuất khẩu thì việc nằm gần cảng biển và sân bay là rất quan trọng. Nếu ĐKKT với mục tiêu phát triển lĩnh vực chế tạo, thì việc nằm gần nguồn nhân lực có trình độ sẽ quyết định đến sự thành công của nó.

10:18 ngày 18/05/2018

Sau khi đã xác định các mục tiêu của ĐKKT, bước tiếp theo là hoạch định các chính sách mới một cách táo bạo hoặc mở rộng các quy định hiện hành. Một thất bại chung của rất nhiều ĐKKT là trì hoãn đổi mới  các chính sách cần thiết vì sợ viêc tự do hóa diễn ra quá nhanh và mất kiểm soát. Điều này là không tốt vì ý tưởng thiết lập một khu vực như một ĐKKT chính xác là cho phép thử nghiệm và tự do hóa các chính sách mà không làm ảnh hưởng đến phần còn lại của đất nước. Để thành công, ĐKKT cần phải tạo cảm hứng đầy tự tin rằng nó sẽ khác so với các khu vực khác của đất nước.

Các đổi mới chính sách hoặc tự do hóa điển hình bao gồm: Thuế, quy chế hải quan, chính sách lao động, nguồn vốn.

10:18 ngày 18/05/2018

Theo ông thì điều đầu tiên phải xác định được mục tiêu một cách rõ ràng trong việc thiết lập các ĐKKT với các ý chính:

a, Tạo ra việc làm, đặc biệt là khi tỉ lệ thất nghiệp đang cao;

b, Thúc đẩy xuất khẩu để tạo ra dự trữ ngoại tệ, đặc biệt khi đang bị thiếu hụt dữ trữ ngoại tệ và thâm hụt thương mại;

c, Phát triển các ngành đặc thù, ví dụ như lĩnh vực du lịch;

d, Chuyển giao công nghệ.

Điều quan trọng là phải xác định được nhân tố quan trọng nhất khi thiết lập một ĐKKT. Ví dụ như khu này sẽ đặt mục tiêu vào các tập đoàn đa quốc gia hoặc các doanh nghiệp địa phương, và khu khác sẽ tập trung vào việc chế tạo hoặc dịch vụ.

Ông cũng đưa ra một vài ví dụ về các ĐKKT đã thành công như ĐKKT ở Thẩm Quyến, Trung Quốc cũng như sự phát triển của Khu Công nghiệp Tô Châu Trung Quốc-Singapore (CSSIP)

Theo ông, đối với các nước đang phát triển, việc tạo công ăn việc làm cho số đông người dân là rất quan trọng. Trong những trường hợp như vậy, một chiến lược phát triển được đặt ra rõ ràng là thu hút lao động cho các hoạt động sản xuất chuyên sâu, hoặc phát triển lĩnh vực dịch vụ tương đương với trình độ học vấn của người dân. Tuy nhiên, rất thường xuyên, nhiều cơ quan chính phủ bị ảnh hưởng bởi sự quyến rũ của việc thu hút các ngành công nghiệp công nghệ cao, có mức độ tự động hóa cao và có thể không tạo ra nhiều việc làm, do đó đánh bại mục đích thiết lập ĐKKT trong trường hợp này. Việc xác định mục tiêu không rõ ràng ngay từ đầu và không có khả năng duy trì tính nhất quán của các mục tiêu, thường dẫn đến kết quả của một ĐKKT không chỉ không hoàn thành các mục tiêu, mà còn không thành công.

10:06 ngày 18/05/2018

Sau phiên thảo luận thứ 1, Ông Teo Eng Cheong, Giám đốc Quốc tế (Singapore, Đông Nam Á, Bắc Á)

Tập đoàn Surbana Jurong, Singapore đã có bài phát biểu chia sẻ về 5 yếu tố thành công chủ yếu cho ĐKKT và các khu công nghiệp, đó là:

1. Mục tiêu rõ ràng;

2. Đổi mới chính sách táo bạo;

3. Địa điểm thuận lợi;

4. Thiết kế mang tính đặc thù; và

5. Quản lý hiệu quả

qx5a3484
 

09:59 ngày 18/05/2018

GS.TS Hoàng Thế Liên - Nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp cho biết: "Các nhà đầu tư luôn mong muốn àm ăn có lãi nhưng phải đúng luật. Hệ thống thể chế và pháp luật nước ta phức tạp nhất thế giới bởi có quá nhiều văn bản quy phạm pháp luật.Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, đừng để những thứ đặc thù trở thành rào cản những phát minh mới của nhân loại. Cần phải có sự phân quyền rõ ràng, luật phải đi thẳng vào đời sống, hạn chế những thể chế, thông tư. Năng lực thực thi rất quan trọng nên chúng ta cần phải tìm được những cán bộ tốt, hết lòng vì nhân dân".

qx5a3464
 

09:58 ngày 18/05/2018

Ông Lê Minh Dũng - Phó Tổng Giám đốc tập đoàn Bim Group

Ông Lê Minh Dũng - Phó Tổng Giám đốc tập đoàn Bim Group

Với tư cách doanh nghiệp, Bim Group đã đầu tư 20 năm tại Quảng Ninh. Các nhà đầu tư rất cần những thể chế công khai, minh bạch, một cửa.

qx5a3481
 

09:54 ngày 18/05/2018

Ông Võ Trí Thành - Nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung Ương cho biết Việt Nam cần thay đổi, dám chơi, tự cho dịch chuyển, thách thức.

qx5a3473
 

09:41 ngày 18/05/2018

Clip mở đầu Hội thảo Đặc khu - Thể chế, chính sách và kỳ vọng thành công

 

09:36 ngày 18/05/2018

Cụ thể ông Sebastian Eckardt muốn nhắn gửi đến Việt Nam:

•Khuyến khích đầu tư theo quy hoạch tổng thể các ngành, tập trung vào các ngành công nghệ cao, thân thiện với môi trường và ít tiêu thụ năng lượng.

•Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững, chú trọng tới chất lượng, tác động kinh tế-xã hội và tăng cường kết nối với các doanh nghiệp trong nước

Cụ thể hơn là tập trung thu hút đầu tư cho những doanh nghiệp:

•Tạo mức lương cao hơn (thông qua việc tạo ra sản lượng bình quân đầu người lao động cao hơn)

•Thúc đẩy phát triển kỹ năng, chuyển giao công nghệ và R&D trong nước

•Khuyến khích sử dụng hiệu quả hơn nguồn tài nguyên (không chỉ năng lượng mà cả đất đai, nước, nguyên liệu thô, v.v…)

•Tạo cơ hội cho các doanh nhân và nhà đầu tư trong nước hợp tác với các công ty nước ngoài trong chuỗi giá trị toàn cầu, chứ không gạt bỏ các nhà đầu tư và doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước

•Tăng cường năng lực cạnh tranh của tất cả mọi doanh nghiệp Việt Nam (ví dụ thông qua cải thiện chuỗi cung ứng, logistics, v.v…)

Những việc nên làm và không nên làm:

Nên: Tập trung vào đặc điểm chiến lược (kỹ năng, thể chế, và cơ sở hạ tầng); Tập trung vào thu hút các nhà đầu tư giá trị cao; Phân tích chi phí-lợi ích toàn diện ở cấp độ quốc gia để đo lường tác động của luật đối với cả nền kinh tế; Có khuôn khổ quản trị và trách nhiệm giải trình mạnh

Không nên: Sử dụng quá nhiều ưu đãi thuế và Phân mảnh quản lý

 

09:36 ngày 18/05/2018

Ông Nguyễn Văn Thành - Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh nói về yếu tố nền tảng về thành công đặc khu

"Chúng tôi đã xúc tiến mạnh mẽ, kêu gọi nhà đầu tư lớn. Nhà đầu tư chỉ đặt ra 4 câu hỏi nhưng chúng tôi rất trăn trở:

1. Tỉnh Quảng Ninh chủ trương định hướng quy hoạch sẽ xây dựng bao nhiêu đặc khu kinh tế?

2. Cơ chế chính sách vượt trội phải được điều chỉnh bằng luật? Bao giờ Việt Nam có Luật về Đặc khu?

3. Thẩm quyền vai trò trách nhiệm của người đứng đầu?

4. Chúng tôi đánh giá cao Vân Đồn nhưng điều kiện hà tầng vẫn còn hạn chế. Vậy bao giờ có cái đó?

Chúng tôi chưa thể trả lời với nhà đầu tư nhưng chúng tôi rất trăn trở và tự tin về tiềm năng của Vân Đồn nói riêng cũng như tỉnh Quảng Ninh nói chung. Chúng tôi sắp có chuyến bay thẳng đến Vân Đồn và chúng tôi khẳng định rằng có đủ yếu tố cần và đủ để trả lời các câu hỏi của nhà đầu tư. Và những yếu tố đó sẽ đảm bảo thành công và nhất là khi luật Đặc khu kinh tế có hiệu lực".

qx5a3475
 

09:36 ngày 18/05/2018

Ông Sebastian Eckardt, Chuyên gia Kinh tế trưởng, Ngân hàng Thế giới đã có những phát biểu chia sẻ chủ yểu về:

•Các khu công nghiệp đã trở thành công cụ chủ chốt để đổi mới chính sách và cải cách kinh tế, thu hút đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng và hiện đại hóa kinh tế – trên thế giới cũng như ở Việt Nam

•Dù các khu công nghiệp được thiết kế và triển khai tốt đem lại lợi ích rõ ràng, vẫn có rủi ro gắn liền với việc phân mảnh trong môi trường pháp quy, lệ thuộc quá mức vào các ưu đãi, và quản trị các đặc khu kinh tế.

•Để tối đa hóa lợi ích và hạn chế rủi ro, việc thành lập và thiết kế các đặc khu kinh tế nên được gắn chặt vưới chiến lược toàn diện về phát triển công nghiệp và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tập trung vào việc lựa chọn vị trí, tính kết nối, dịch vụ hạ tầng và cải thiện môi trường kinh doanh.

 

09:21 ngày 18/05/2018

Phiên 1: Quan điểm nền tảng về đặc khu

Phiên 1: Quan điểm nền tảng về đặc khu

Điều phối: TS Trần Đình Thiên - Thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ Tướng Chính Phủ, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam.

Diễn giả gồm:

Ông Nguyễn Văn Thành - Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh.

Ông Sebastian Eckardt, chuyên gia Kinh tế trưởng, ngân hàng Thế giới.

GS.TS Hoàng Thế Liên - Nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp

Ông Võ Trí Thành - Nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung Ương.

Ông Lê Minh Dũng - Phó Tổng Giám đốc tập đoàn Bim Group

qx5a3432
 

09:21 ngày 18/05/2018

Tác động đột phá của các đặc khu trên thế giới

 

08:54 ngày 18/05/2018

Sự kiện chính thức bắt đầu

Sự kiện chính thức bắt đầu, tham dự buổi hội thảo có sự tham gia của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, cùng các diễn giả,...

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu khai mạc

qx5a3371
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu khai mạc. Ông Nguyễn Chí Dũng cho biết: "Để tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, hợp tác phát triển quốc tế và khắc phục những hạn chế của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao hiện tại, Việt Nam đã nghiên cứu và xây dựng mô hình đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (đặc khu) tại 03 địa điểm là Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, Bắc Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa và Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang"
qx5a3385

Việc phát triển 3 đặc khu thể hiện sự nhất quán và quan tâm của Đảng, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam đối với việc mạnh dạn xây dựng một sân chơi mới, luật chơi mới với những thể chế chính sách vượt trội, cạnh tranh để thu hút đầu tư trong nước và quốc tế ngay tại lãnh thổ Việt Nam.

Các đặc khu được định hướng phát triển với hai mục tiêu chính:

Một là, hình thành 3 khu vực tăng trưởng kinh tế cao có tác động lan tỏa tới khu vực và toàn bộ nền kinh tế, thu hút công nghệ cao với những ngành nghề, lĩnh vực cạnh tranh phù hợp xu thế phát triển của thế giới; nơi đáng sống và làm việc, nơi thịnh vượng về kinh tế song song với phát triển bền vững về môi trường, đảm bảo công bằng xã hội và nâng cao đời sống của người dân.

Hai là, chủ động tạo ra một "sân chơi mới" với các thể chế, chính sách đặc biệt thuận lợi, vượt trội, cạnh tranh quốc tế cho phát triển khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển (R&D); các ngành khoa học kỹ thuật, công nghệ mới 4.0; giáo dục, y tế chất lượng cao; dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, công nghiệp văn hóa; phát triển dịch vụ hậu cần cảng biển và sân bay; thương mại và tài chính quốc tế gắn với cảng biển.

qx5a3354
Quảng cảnh cuộc hội thảo

 

Lên trên

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục.
Xin hãy đợi 60 giây nữa.