Anh Julian Pryke, Chủ cửa hàng cá The Fishmonger cho biết: “Nói thật là rất khó phân biệt, thậm chí ngay cả khi bạn là một ngư dân lâu năm. Cách duy nhất phân biệt giữa cá tuyết và cá tuyết chấm đen là lật qua lật lại chúng. Nếu là cá tuyết thì da sẽ có màu xanh rất bắt mắt, còn nếu là cá tuyết chấm đen, thì da sẽ có màu xám với những sọc đen. Nhưng nếu đã được sơ chế thì chẳng mấy ai phân biệt được”.
Theo một cuộc khảo sát mới đây, có tới 1/4 cho đến 1/3 cá bán trên thị trường châu Âu bị đóng nhầm nhãn mác. Một phòng thí nghiệm ở Đức đã thu thập nhiều mẫu cá về nghiên cứu, họ cho biết, rất nhiều loài cá rẻ tiền đã được dán mác giả để trở thành những con cá đắt tiền. Như vậy, các nhà kinh doanh đã kiếm được khá nhiều tiền từ cách làm ăn bất chính này. Tuy nhiên có điều, người dân hoàn toàn không biết mình đang mắc lừa. Họ thậm chí còn mua nhiều cá hơn trước.
Câu chuyện dán nhầm nhãn mác không chỉ diễn ra ở châu Âu, mà còn xuất hiện ở Mỹ. Theo một nghiên cứu do các nhà khoa học Mỹ thực hiện, có tới 25% cá bán ở các nhà hàng ở New York không hề đúng nhãn mác, điều này không chỉ gây thiệt hại to lớn về mặt kinh tế, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dùng.
Chuyên gia KIimberly Warner cho rằng: “Sẽ không hề tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đường tiêu hóa của bạn nếu như bạn muốn thưởng thức món cá thu, nhưng thực chất nó lại là cá ngừ trắng. Và còn rất nhiều vấn đề người tiêu dùng sẽ gặp phải nếu tình trạng nhầm lẫn nhãn mác xuất hiện tràn lan trên thị trường”.
Trong thời gian tới, các nhà kinh doanh cá ở châu Âu rất có thể sẽ phải đối mặt với những án phạt nặng tay nếu các nhà chức trách tiếp tục truy lùng và tìm ra chân tướng sự việc. Còn người tiêu dùng chắc cũng phải cận trọng hơn để sản phẩm mua được xứng đáng với đồng tiền đã bỏ ra.
Bạn không thể gửi bình luận liên tục.
Xin hãy đợi 60 giây nữa.