BIS: Kinh tế thế giới đối mặt "thời khắc then chốt"

PV (t/h)

30/06/2025 14:25 GMT+7

VTV.vn - Căng thẳng thương mại và địa chính trị bất ổn có nguy cơ phơi bày những rạn nứt sâu sắc trong hệ thống tài chính toàn cầu.

Kinh tế thế giới đối mặt "thời khắc then chốt" - Ảnh: THX

Kinh tế thế giới đối mặt "thời khắc then chốt" - Ảnh: THX

Đây là nhận định của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) - tổ chức quy tụ các ngân hàng trung ương - trong đánh giá mới nhất về tình hình kinh tế thế giới.

BIS cho biết, nền kinh tế toàn cầu đang ở "thời khắc then chốt", bước vào "kỷ nguyên mới của sự bất ổn và khó lường gia tăng". Điều này đang thử thách lòng tin của công chúng vào các thể chế, bao gồm cả ngân hàng trung ương. Mức nợ công cao và ngày càng tăng đang làm tăng tính dễ bị tổn thương của hệ thống tài chính đối với lãi suất và giảm khả năng của chính phủ trong việc chi tiêu để thoát khỏi khủng hoảng. Báo cáo thường niên của BIS được coi là thước đo quan trọng về tư duy của các ngân hàng Trung ương do diễn đàn có trụ sở tại Thụy Sĩ này thường xuyên tổ chức các cuộc họp của các nhà hoạch định chính sách hàng đầu.

Ông Hyun Song Shin, cố vấn kinh tế chính của BIS, cũng đã chỉ ra sự sụt giảm mạnh của đồng USD, lên tới 10% kể từ đầu năm và đang trên đà lao dốc xuống mức thấp hơn. Việc phòng ngừa của các nhà đầu tư không phải người Mỹ dường như đã "góp phần quan trọng" vào sự trượt giá của USD trong vài tháng qua.

Ông Agustín Carstens, người đứng đầu BIS - một tổ chức có vai trò thúc đẩy sự hợp tác giữa các ngân hàng trung ương trên thế giới và các cơ quan khác để ổn định tiền tệ và tài chính - nhận định, cuộc chiến thương mại do Mỹ thúc đẩy và các thay đổi chính sách khác đang làm rạn nứt trật tự kinh tế đã tồn tại từ lâu.

Ông cho biết, nền kinh tế toàn cầu đang ở "thời điểm then chốt, bước vào kỷ nguyên mới của sự bất ổn và khó lường gia tăng". Điều này đang thử thách lòng tin của công chúng vào các thể chế, bao gồm cả các ngân hàng Trung ương. Các nhà hoạch định chính sách phải hành động quyết đoán trên nhiều mặt trận để đảm bảo ổn định giá cả và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững trong khi vẫn duy trì sự ổn định kinh tế và tài chính.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục.
Xin hãy đợi 60 giây nữa.