Các nhà sử học Pháp với lịch sử Việt Nam

Nguyễn Mỹ Linh (Phóng viên Đài THVN thường trú tại Pháp)

05/09/2021 22:16 GMT+7

VTV.vn - Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của Việt Nam từ lâu đã là một đề tài nghiên cứu của nhiều sử gia người Pháp.

Tại các trường đại học cũng như các viện nghiên cứu của Pháp, nhiều công trình có giá trị đã được ra đời phần nào lý giải được chiến thắng của một dân tộc dám đứng lên đấu tranh để bước ra khỏi thân phận nô lệ.

Buổi lễ ra mắt sách về cuộc đời và sự nghiệp giải phóng dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được tổ chức tại thủ đô Paris. Cuốn sách đã được nhà sử học Pháp, Alain Russcio nghiên cứu và dành nhiều thời gian để viết. Cuộc đời của "Bác Hồ" theo cách gọi của nhà sử học đã không chỉ là đề tài nghiên cứu, nguồn cảm hứng mà còn là tình yêu của ông dành cho một nhà cách mạng kính yêu.

Các nhà sử học Pháp với lịch sử Việt Nam - Ảnh 1.

Nhà sử học Pháp, Alain Russcio luôn kính yêu Bác Hồ và dành nhiều thời gian để nghiên cứu lịch sử Việt Nam

Tại học viện cao cấp của Pháp ở thành phố Lyon, một nhóm các nhà nghiên cứu sử học Pháp vẫn liên tục cho ra đời những công trình nghiên cứu về lịch sử và các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của Việt Nam. Việt Nam đã trở thành một địa hạt để từ đó nhiều công trình có giá trị ra đời, không chỉ đối với Việt Nam mà đối với các nhà nghiên cứu lịch sử và quân sự của Pháp.

Gần 100 đầu sách về Việt Nam đã được xuất bản tại Pháp kể từ sau cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của người Việt kết thúc. Cho đến hiện tại, nhiều công trình nghiên cứu vẫn sẽ tiếp tục được bổ sung và Việt Nam trở thành tên gọi của một dân tộc dám đứng lên đấu tranh để bước ra khỏi thân phận nô lệ.

Tin liên quan

Việt Nam - Cuba: Mối quan hệ rất hiếm có trong lịch sử quan hệ quốc tế

Việt Nam - Cuba: Mối quan hệ rất hiếm có trong lịch sử quan hệ quốc tế

VTV.vn - Đây là khẳng định của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh về mối quan hệ hữu nghị đặc biệt, đoàn kết gắn bó và tin cậy lẫn nhau giữa Việt Nam và Cuba trong suốt 60 năm qua.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục.
Xin hãy đợi 60 giây nữa.