
Vì sao nhiều người phải sửa mũi lại?
Theo ThS.BS Võ Thanh Phi, nguyên nhân thường do: bác sĩ tay nghề kém, đặt sụn sai kỹ thuật; phòng mổ không đảm bảo vô trùng, dễ gây viêm, tụ dịch; dáng mũi không phù hợp nền mũi, đặc biệt với da mỏng; dị ứng hoặc đào thải sụn kém chất lượng; chăm sóc hậu phẫu sai cách (nằm sai tư thế, đeo kính sớm); và chạy theo "trend mũi hot", làm mũi tổn thương sau nhiều lần chỉnh sửa.

Không phải chiếc mũi "hư" nào cũng giống nhau
Theo Thạc sĩ – Bác sĩ Võ Thanh Phi, người có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phẫu thuật mũi và xử lý biến chứng, mũi hỏng không thể đánh đồng thành một khái niệm chung. Từ kinh nghiệm thực tế, Bác sĩ Võ Thanh Phi chia mũi hỏng thành 3 nhóm chính:
Nhóm có thể trì hoãn: Mũi không ưng ý về dáng – nhưng không tổn thương cấu trúc
Đây là những trường hợp mà người làm mũi không có triệu chứng viêm, không lộ sụn, không bị lệch hay biến dạng, nhưng không hài lòng về dáng mũi sau phẫu thuật – có thể vì dáng mũi quá cao, quá thô, thiếu tự nhiên hoặc không hợp tổng thể khuôn mặt.
Theo Bác sĩ Phi, trong nhóm này: vách ngăn mũi vẫn nguyên vẹn, trụ mũi không sụp, da không mỏng, không bóng đỏ, không có dấu hiệu lộ sụn hay sẹo xấu.

Vì vậy, không nhất thiết phải can thiệp ngay. "Bạn cần hiểu rõ bản thân đang cần gì: thay đổi vì không ưng dáng, hay thay đổi vì ảnh hưởng đến tâm lý, công việc. Nếu chỉ muốn PTTM chạy theo trend, tôi khuyên nên trì hoãn việc PTTM." – Bác sĩ Võ Thanh Phi chia sẻ."
Bác sĩ cũng lưu ý thêm: Đừng nên sửa mũi chỉ vì thấy người khác đẹp hoặc trào lưu thay đổi. Hãy đánh giá dựa trên nhu cầu thực tế của bản thân.
Nhóm cần theo dõi sát: Có dấu hiệu bất ổn nhẹ – cần quan sát kỹ lưỡng
Trường hợp này thường liên quan đến biến dạng do bao xơ co kéo, vật liệu nhân tạo lâu năm bị canxi hóa, hoặc cấu trúc mũi mất ổn định nhẹ. Một số dấu hiệu thường gặp: da sống mũi hoặc đầu mũi bắt đầu đổi màu nhẹ; có cảm giác căng tức âm ỉ, mô dưới da hơi cứng; vật liệu cấy ghép không còn cố định, cảm nhận được khi ấn nhẹ.
Theo BS Võ Thanh Phi, những trường hợp này chưa cần can thiệp ngay lập tức nếu: không có dấu hiệu viêm; không gây biến dạng nghiêm trọng, không làm tổn thương vùng da hoặc cấu trúc xung quanh. Tuy nhiên, nếu trong quá trình theo dõi, nhận thấy: tình trạng thay đổi nhanh chóng trong thời gian ngắn, có dấu hiệu đỏ da, căng bóng hơn trước hoặc một cảm giác bất ổn rõ ràng thì việc đi khám sớm để được đánh giá lại là điều nên làm. Không vội – nhưng tuyệt đối không được chủ quan. Mỗi biểu hiện nhỏ ở mũi đều là tín hiệu cảnh báo, và càng theo dõi sát bao nhiêu, bạn càng có lợi thế trong việc ngăn ngừa biến chứng nặng về sau.

Nhóm cần can thiệp ngay: Biến chứng cấp tính – nguy cơ tổn thương không thể hồi phục
Đây là nhóm nghiêm trọng nhất và phải xử lý càng sớm càng tốt. Theo BS Võ Thanh Phi, những biểu hiện sau là dấu hiệu biến chứng cấp cần can thiệp khẩn cấp: mũi viêm cấp: sưng, nóng, đỏ, đau, kèm chảy dịch vàng hoặc có mùi hôi, tụ máu – tụ dịch; mũi sưng to đột ngột sau phẫu thuật hoặc sau va chạm; dọa thủng – trồi sụn: thấy rõ vật liệu độn, trụ nhân tạo sắp xuyên thủng da mũi hoặc đã trồi ra ngoài.
Trong những trường hợp này, phác đồ điều trị thường sẽ bao gồm: dùng thuốc kháng viêm nếu tình trạng còn nhẹ; phẫu thuật lấy bỏ vật liệu cũ, làm sạch mô viêm; tái cấu trúc lại dáng mũi bằng sụn tự thân, hoặc sử dụng sụn sườn – giải pháp tối ưu cho mũi hỏng nặng vì có độ tương thích cao và giữ dáng ổn định lâu dài.
Ngoài ra, những ca tụ máu/tụ dịch lớn cũng cần can thiệp để giải phóng áp lực mô, tránh hoại tử, đặc biệt ở các khoang sống mũi hoặc vùng quanh trụ mũi. Việc phát hiện và xử lý sớm sẽ giúp bảo toàn tối đa cấu trúc da và mô mềm.
"Những tổn thương do viêm hay thủng da nếu không xử lý đúng lúc, quá trình phục hồi có thể kéo dài từ 3–6 tháng, thậm chí cả năm. Có trường hợp tổn thương nặng đến mức không thể phục hồi hoàn toàn."
Cuối cùng, Bác sĩ Võ Thanh Phi cũng nhấn mạnh rằng: không có một công thức cố định nào cho tất cả các ca mũi hỏng và việc lựa chọn kỹ thuật xử lý cần dựa vào: mức độ tổn thương, cơ địa, tâm lý, khả năng tài chính và kỳ vọng thẩm mỹ của từng người.

Về bác sĩ Võ Thanh Phi – Người chuyên xử lý những ca phẫu thuật mũi khó
Tốt nghiệp loại giỏi, từng tu nghiệp tại nhiều trung tâm quốc tế như Shimmian Clinic (Seoul), ASAN Medical Center (Hàn Quốc) và Chulalongkorn (Thái Lan), ThS.BS Võ Thanh Phi hiện được xem là một trong những bác sĩ hàng đầu tại Việt Nam về tái cấu trúc mũi biến chứng.
Với hơn 5.000 ca phẫu thuật thành công, trong đó hàng ngàn ca là xử lý mũi đã hỏng nhiều lần, ông được mệnh danh là người "đứng sau những ca mũi mà hiếm ai dám nhận".

Bình luận (0)