“Mùa săn trên núi” - Bức tranh thiên nhiên sống động

Ban Thời sự

20/10/2015 11:23 GMT+7

VTV.vn - Rừng, thiên nhiên, muông thú với tất cả sự sống động, hào hùng… sẽ đến với các độc giả qua cuốn sách “Mùa săn trên núi” của nhà văn Vũ Hùng.

Bối cảnh của cuốn sách là núi rừng Tây Nguyên những năm 60 của thế kỷ trước, thời mà rừng núi còn hoang sơ, đời sống con người cũng hoang sơ.

Trong những câu văn thật ngắn, những cảnh vật sắc nét, những con người của núi rừng vừa ẩn và hiện. Độc giả biết đến một đời sống giàu tình cảm của những bầy voi, cái vui nhộn của thế giới những con vật nhỏ bé như gà rừng, chồn, sóc; vẻ hùng vĩ của từng thác nước đổ, bóng núi xanh sẫm khắp nơi.

Nhà văn Vương Trí Nhàn nhận xét: Thiên nhiên trong văn của nhà văn Vũ Hùng có một vẻ đẹp nhưng là cái đẹp nam tính, cái đẹp khỏe mạnh. Tiếp xúc với một thiên nhiên như vậy, con người ban đầu có thể hoảng sợ, nhưng khi đã hiểu, đã gắn bó rồi, lại thấy như có thêm sức mạnh và muốn vươn lên sống ngang tầm với thiên nhiên đó.

Trong cách miêu tả của Vũ Hùng, thú rừng có nhiều đặc điểm mà các thế hệ người Việt ít biết. Các loài lớn như voi, hổ không hề phung phí sức lực để khoe khoang và làm hại các loài khác. Còn các loại thú nhỏ và ít khả năng tự vệ như một loài chim, mấy anh em nhà hươu lại khôn ngoan, biết điều và biết tìm ra một không gian sống của riêng mình.

Trong một loài, luôn luôn có mối quan hệ tốt đẹp con nọ chung sống với con kia, kẻ yếu được kẻ mạnh che chở. Ngay giữa các loài khác nhau cũng vậy, mối quan hệ đùm bọc che chở là “cùng tồn tại một cách hòa bình”, như khao khát của con người đương đại về tình hữu ái giữa người với người.

Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam.

Tin liên quan

“Tuổi thơ Hà Nội ngày xưa” - Bức tranh đa chiều về Hà Nội

“Tuổi thơ Hà Nội ngày xưa” - Bức tranh đa chiều về Hà Nội

VTV.vn - Cuốn sách “Tuổi thơ Hà Nội ngày xưa” là tập di cảo, hồi ức của nhà văn Lê Bầu về tuổi thơ của ông - của những đứa trẻ dưới bãi sông Hồng những năm 30 của thế kỉ trước.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục.
Xin hãy đợi 60 giây nữa.