Việt Nam có điều kiện phù hợp để tăng xuất khẩu

VTV24-VOV

07/10/2014 10:04 GMT+7

Đây là thông tin trong Báo cáo Cập nhật Kinh tế Khu vực Đông Á-Thái Bình Dương được Ngân hàng Thế giới công bố ngày 6/10.

Theo báo cáo này, tốc độ tăng trưởng tại các nước đang phát triển khu vực Đông Á - Thái Bình Dương sẽ giảm trong năm nay nhưng sẽ tăng lên trong năm tới nhờ sự phục hồi của các nước có thu nhập cao thúc đẩy nhu cầu đối với các mặt hàng xuất khẩu trong khu vực.

Trung Quốc, Malaysia, Việt Nam và Campuchia có điều kiện phù hợp để tăng xuất khẩu, phản ánh mức độ hội nhập ngày càng sâu của các nền kinh tế này vào các chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực.

Ông Axel van Trotsenburg, Phó Chủ tịch phụ trách Khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, Ngân hàng Thế giới nói: “Khu vực Đông Á - Thái Bình Dương sẽ tiếp tục có tiềm năng tăng trưởng với tốc độ cao hơn và nhanh hơn so với các khu vực đang phát triển khác nếu như các nhà hoạch định chính sách thực hiện chương trình cải cách nội địa mang tính tham vọng hơn, bao gồm việc loại bỏ các rào cản làm cản trở đầu tư trong nước, nâng cao khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu và hợp lý hóa chi tiêu công”.

Mặc dù toàn bộ khu vực này sẽ được hưởng lợi nhiều hơn bất cứ khu vực nào nhờ sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu, nhưng tác động tới các nước khác nhau sẽ khác nhau, tùy thuộc vào môi trường đầu tư và xuất khẩu. Trung Quốc, Malaysia, Việt Nam và Campuchia có điều kiện phù hợp để tăng xuất khẩu, phản ánh mức độ hội nhập ngày càng sâu của các nền kinh tế này vào các chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực, vốn có vai trò làm động lực thúc đẩy thương mại toàn cầu trong vòng 20 năm qua.

Báo cáo cũng đã điều chỉnh mức dự báo tăng trưởng của Malaysia do Ngân hàng Thế giới đưa ra, từ mức dự báo 4,9% vào tháng 4 lên mức 5,7%, do nước này xuất khẩu mạnh trong 6 tháng đầu năm. Theo dự kiến, Campuchia sẽ tăng trưởng ở mức 7,2% vào năm 2014, với ngành xuất khẩu hàng may mặc đóng vai trò làm động lực thúc đẩy tăng trưởng. Thái Lan cũng sẽ được hưởng lợi từ sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu do nước này hội nhập mạnh mẽ vào các chuỗi giá trị toàn cầu - nếu như kéo dài được thời gian tạm thời không có bất ổn về chính trị.

Tuy nhiên ở Indonesia, một nền kinh tế vẫn còn phụ thuộc vào xuất khẩu hàng hóa, tốc độ tăng trưởng sẽ giảm từ mức 5,8% vào năm 2013 xuống còn 5,2%, do giá cả hàng hóa giảm, do mức tiêu dùng của chính phủ thấp hơn so với dự kiến và do tốc độ mở rộng tín dụng chậm hơn so với dự báo.

 

Tin liên quan

“Cò” môi giới tràn lan thị trường xuất khẩu lao động

“Cò” môi giới tràn lan thị trường xuất khẩu lao động

Không có đầy đủ thông tin về nơi mình sẽ sang làm việc ở nước ngoài, đóng phí cao, thậm chí bị lừa tiền… là tình cảnh của nhiều người đi xuất khẩu lao động qua cò môi giới.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục.
Xin hãy đợi 60 giây nữa.