Tuyên bố chung về duy trì chuỗi cung ứng đối phó dịch COVID-19

Anh Quang (Trung tâm Tin tức VTV24)

11/03/2020 10:03 GMT+7

VTV.vn - Tuyên bố chung được đưa ra tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế hẹp các nước ASEAN nhằm duy trì chuỗi cung ứng và tăng cường khả năng phục hồi kinh tế của 10 nước thành viên.

Đây là sáng kiến của Việt Nam - nước chủ nhà của ASEAN 2020.

Các Bộ trưởng Kinh tế nhấn mạnh, ASEAN cần có hành động chung nhằm duy trì chuỗi cung ứng nội khối, tạo điều kiện hỗ trợ nguồn cung nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh dịch COVID-19 đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều ngành sản xuất như dệt may, da dày, hàng tiêu dùng, tự động hóa của các nền kinh tế của khu vực.

Bên cạnh đó, 10 nước ASEAN cũng nhấn mạnh cần tiếp tục xây dựng các nền tảng khác để tạo thuận lợi hoá thương mại như Cơ chế một cửa ASEAN (ASW) hiện nay; tăng cường rà soát hướng tới giảm và loại bỏ các hàng rào phi thuế quan khiến chuỗi cung ứng bị gián đoạn.

Các thành viên ASEAN đều nhấn mạnh, Việt Nam đã rất chủ động trong việc đề xuất một bản tuyên bố chung về COVID-19 nhằm duy trì đà tăng trưởng của cả khối. Nó thể hiện rằng nước chủ nhà thích ứng rất tốt với vấn đề nóng của thời cuộc, đúng như chủ đề ASEAN 2020 là "Gắn kết và chủ động thích ứng".

Thúc đẩy thương mại - đầu tư nội khối ASEAN Thúc đẩy thương mại - đầu tư nội khối ASEAN ASEAN quyết tâm ký RCEP trong năm 2020 ASEAN quyết tâm ký RCEP trong năm 2020 Những nội dung chính trong chuỗi sự kiện cấp cao về kinh tế của ASEAN Những nội dung chính trong chuỗi sự kiện cấp cao về kinh tế của ASEAN

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Tin liên quan

Các nền kinh tế ASEAN trước tác động của dịch COVID-19

Các nền kinh tế ASEAN trước tác động của dịch COVID-19

VTV.vn - Dịch COVID-19 đã khiến các nền kinh tế ASEAN gặp nhiều sóng gió khi một loạt các lĩnh vực kinh tế quan trọng như du lịch, hàng không... đều sụt giảm mạnh về doanh thu.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục.
Xin hãy đợi 60 giây nữa.