Tương lai "tươi sáng" đang chờ đợi giá vàng?

PV (Tổng hợp)

11/05/2020 12:45 GMT+7

VTV.vn - Giá vàng trong nước phiên sáng đầu tuần (11/5) biến động nhẹ, tăng 50.000 đồng/lượng ở chiều bán ra.

Lúc 10h30, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 47,8 - 48,25 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giảm 50.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và giữ nguyên giá bán ra so với cuối tuần qua.

Tại Công ty Vàng bạc Đá quý Bảo Tín Minh Châu, giá vàng SJC được điều chỉnh tăng 10.000 đồng ở chiều mua vào và 40.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với cuối tuần qua, niêm yết ở mức 47,82 - 48,14 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trong khi đó, tại Tập đoàn Vàng bạc Phú Quý, giá vàng SJC cũng được niêm yết ở mức 47,82 - 48,18 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 20.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và 50.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với cuối tuần qua.

Tại thị trường châu Á, giá vàng giữ trên mức 1.700 USD/ounce trong phiên ngày 11/5 trong bối cảnh làn sóng lây nhiễm dịch COVID-19 mới ở một số nước thúc đẩy nhu cầu đối với tài sản mang tính an toàn này, bất chấp việc chứng khoán tăng điểm và đồng USD mạnh lên.

Tuần qua, thị trường vàng trong nước và thế giới biến động tăng, giảm đan xen. Giá vàng thế giới khép lại tuần giao dịch này với mức tăng nhẹ khoảng 0,3%. 

Ông Tai Wong, người đứng đầu mảng giao dịch kim loại quý và cơ bản tại ngân hàng BMO cho biết, các động lực chính thúc đẩy cho giá vàng gồm lãi suất ở mức 0%, các kế hoạch chi tiêu lớn và mối quan tâm sâu sắc về làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ hai vẫn còn khá mạnh mẽ. Vì vậy, triển vọng của vàng vẫn khá “tươi sáng” trong trung hạn.

Giá vàng trong nước và thế giới bật tăng mạnh Giá vàng trong nước và thế giới bật tăng mạnh

VTV.vn - Đầu phiên giao dịch sáng 8/5, giá vàng trong nước tăng từ 150.000 - 200.000 đồng/lượng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Tin liên quan

Cơ hội phục hồi mong manh của giá "vàng đen"

Cơ hội phục hồi mong manh của giá "vàng đen"

VTV.vn - Nhiều chuyên gia năng lượng lo ngại, giai đoạn suy thoái kinh tế kéo dài do tác động của đại dịch COVID-19 sẽ tiếp tục kéo nhu cầu tiêu thụ dầu thô giảm sâu.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục.
Xin hãy đợi 60 giây nữa.