Tăng chất lượng để nâng cao giá trị hạt gạo

Ban Thời sự

02/01/2021 11:05 GMT+7

VTV.vn - Nhìn lại hơn 30 năm xuất khẩu gạo, chỉ có 2 năm kim ngạch xuất khẩu gạo của nước ta đạt mốc 3 tỷ USD, đó là vào năm 2012 và năm 2020.

Năm 2020 đã có một sự chuyển dịch rất mạnh mẽ trong cơ cấu xuất khẩu gạo. Nếu như năm 2012, chúng ta xuất tới 7,7 triệu tấn gạo mới đạt kim ngạch trên 3 tỷ USD, năm 2020 chỉ gần 6,2 triệu tấn, tức là Việt Nam xuất ít hơn nhưng giá trị cao hơn. Đây cũng sẽ là hướng đi của ngành lúa gạo Việt Nam trong những năm tới nhằm mang lại thu nhập tốt hơn cho người trồng lúa và nâng tầm hạt gạo Việt Nam.

Hàng loạt Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới chính thức có hiệu lực khiến gạo Việt Nam có nhiều cơ hội xuất khẩu vào các thị trường khó tính, giá trị cao. Với EVFTA, lần đầu tiên, gạo Việt vượt mốc 1.000 USD/ tấn, cao nhất từ trước tới nay.

Tăng chất lượng để nâng cao giá trị hạt gạo - Ảnh 1.

Chất lượng cải thiện, gạo Việt Nam được các nhà nhập khẩu thu mua với giá cao. Ảnh minh họa - Dân trí.

Vào lúc này, tăng chất lượng và minh bạch thông tin là điều mà nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo hướng tới.

Ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nói: "Ngành lúa gạo Việt Nam chúng ta đã đổi mới, khép kín từ sản xuất đến thương mại. Tuy nhiên, thời gian tới chúng ta sẽ phải đổi mới hơn để hạt gạo Việt Nam trở thành hạt ngọc trời, đem lại lợi nhuận cao cho người trồng lúa và bất luận trong hoàn cảnh nào cũng đảm bảo an ninh lương thực quốc gia".

Xuất khẩu gạo giảm khối lượng, tăng chất lượng Xuất khẩu gạo giảm khối lượng, tăng chất lượng

VTV.vn - Năm nay, Việt Nam xuất khẩu gần 6,2 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch gần 3,1 tỷ USD, giảm 3,5% về khối lượng nhưng tăng 9,3% về giá trị.

Tin liên quan

Hạt gạo Việt và câu chuyện "chiếu dưới" sau 30 năm xuất khẩu

Hạt gạo Việt và câu chuyện "chiếu dưới" sau 30 năm xuất khẩu

VTV.vn - Hiện nay, gạo Việt không chỉ không có thương hiệu ở thị trường nước ngoài, mà ngay cả trong nước cũng rất ít người biết đến.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục.
Xin hãy đợi 60 giây nữa.