Phân viện Blockchain & Tài sản số hỗ trợ doanh nghiệp Việt chuyển đổi số

Thùy An

02/12/2021 11:42 GMT+7

VTV.vn - Phân viện được thành lập với mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao về ứng dụng Blockchain.

Hiệp Hội Thương Mại Điện Tử Việt Nam (VECOM) cùng Liên Minh Chuyển Đổi Số DTS và Học viện chuyển đổi số IM GROUP vừa công bố thành lập Phân viện Blockchain & Tài sản số.

Phân viện được thành lập với mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao về ứng dụng Blockchain, giúp doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội dẫn đầu về ứng dụng Blockchain trong chuyển đổi số.

"Phân viện sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam hiểu rõ về Blockchain, cùng những ứng dụng thực tiễn của Blockchain trong kỷ nguyên số", ông Nguyễn Ngọc Dũng - Chủ tịch VECOM cho biết.

Phân viện Blockchain & Tài sản số đào tạo 6 bộ môn: Quản trị tài sản số, Pháp lý tài sản số, Giao dịch tài sản số, Chiến lược đầu tư tài sản số, Marketing tài sản số, Blockchain quản trị nhân sự. Ngoài ra, phân viện có cả chương trình đào tạo dành cho CEO cùng chương trình kinh doanh trên hệ sinh thái sàn.

Theo báo cáo mới phát hành của MarketsandMarkets vào cuối tháng 11, thị trường thiết bị blockchain dự kiến sẽ đạt giá trị gần 2,5 tỷ USD vào năm 2026, tăng gấp 5 lần quy mô so với năm 2021 (482 triệu USD). 

Theo báo cáo, những lợi ích ngày càng hiện hữu của công nghệ blockchain trong lĩnh vực tài chính tạo ra động lực phát triển cho các thiết bị blockchain.

Bên cạnh đó, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ blockchain trong các ứng dụng quản lý chuỗi cung ứng và bán lẻ, tăng trưởng vốn hóa của thị trường tiền điện tử… cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của thị trường thiết bị blockchain.

Tin liên quan

Chính phủ dẫn dắt để người dân và doanh nghiệp tham gia chuyển đổi số

Chính phủ dẫn dắt để người dân và doanh nghiệp tham gia chuyển đổi số

VTV.vn - Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, chuyển đổi số là xu thế lớn của thế giới, đại dịch COVID-19 càng thúc đẩy chuyển đổi số nhanh hơn ở nhiều quốc gia.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục.
Xin hãy đợi 60 giây nữa.